Triển vọng sắp tới của FPT Retail

[ad_1]

Thị trường điện thoại bão hòa, triển vọng ngành dược chưa thực sự khả quan. Vậy bức tranh của FRT 2019 sẽ là gam màu gì?

* Bài viết được t.ổng hợp từ các báo cáo của VDSC, VCSC và FPTS.

Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FRT) hoạt động ở 2 mảng kinh doanh chính gồm bán lẻ thiết bị công nghệ và phụ kiện, bán lẻ dược phẩm qua chuỗi nhà thuốc Long Châu. Nhưng thị trường điện thoại đang bão hòa trong khi triển vọng ngành dược chưa khả quan. Vậy triển vọng sắp tới của FRT sẽ như thế nào?

Triển vọng cả năm

Theo dự báo của GfK, tốc độ tăng trưởng thị trường bán lẻ điện thoại tăng khoảng 1% trong năm 2019. Cùng với kết quả kinh doanh quý I thấp, cả VDSC và FPTS đều cho rằng rất khó để FRT mở mới 100 cửa hàng trong năm 2019 (VDSC dự đoán mở mới 50 cửa hàng cho cả năm, còn FPTS dự kiến mở mới 70 cửa hàng cho cả năm). VCSC thì nhận định, doanh thu các chương trình trợ giá nhà mạng và F.Friends 2019-2021 sẽ giảm từ 15-30% xuống 5% do Công ty gặp một số khó khăn trong hợp tác với các nhà mạng. Ngoài ra, mảng kinh doanh phụ kiện sẽ chiếm 20% tổng lợi nhuận gộp, gấp hơn 1,6 lần so với năm 2018. Theo VDSC, đóng góp tăng lên của 2 chương trình F.Friends và Subsidy (từ 10% lên 12%) và mặt hàng phụ kiện có thể giúp tổng doanh thu cả năm 2019 tăng 10%.

Theo VDSC, chuỗi Long Châu sẽ mở mới 28 cửa hàng, đạt tổng số 50 cửa hàng vào cuối năm nay. TP.HCM vẫn là trọng tâm trong khi thị trường tỉnh vẫn đang thử nghiệm. FRT sẽ cần thời gian để nghiên cứu danh mục hàng hóa và chính sách giá tối ưu trước khi mở rộng hoàn toàn ra các tỉnh. Do đó, dự phóng Long Châu vẫn chưa thể hòa vốn trong năm nay, với biên lợi nhuận ròng -3% cho cả năm. Còn theo quan điểm FPTS, với tốc độ mở rộng chuỗi nhà thuốc tại các vị trí thuận lợi và lượng thuốc lớn ở mỗi nhà thuốc, họ đánh giá kế hoạch doanh thu 500 tỉ đồng trong năm 2019 là có thể đạt được.

Với bức tranh của FRT như hiện nay, VDSC đưa ra nhận định giá mục tiêu của FRT là 50.000 đồng/cổ phiếu. Trong đó, P/E định giá cho chuỗi FPT Shop giảm từ 12x còn 8x và giá trị chuỗi nhà thuốc Long Châu vào khoảng 5.000 đồng/cổ phiếu (giảm từ mức 8.500 đồng/cổ phiếu trong báo cáo trước đây).

Theo VCSC, FRT sẽ có giá mục tiêu là 59.500 đồng/cổ phiếu, giảm 14% so với giả định trước đó, do việc FRT quyết định ngừng phát triển quy mô của chương trình trợ giá nhà mạng đã ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng trung hạn. Tại mức giá đóng cửa 52.300 đồng ngày 11.6 với P/E là 10,25x, thấp hơn so với trung bình ngành (khoảng 15,3x), nhà đầu tư cần theo dõi hiệu quả hoạt động mảng dược phẩm và có thể xem xét mua FRT ở mức 49.770 đồng/cổ phiếu tương đương P/E fwd là 9x, FPTS nhận xét.

FRT đặt kế hoạch năm 2019 với doanh thu thuần dự kiến 17.700 tỉ đồng (tăng 16%) và lợi nhuận sau thuế 418 tỉ đồng (tăng 20%). FPTS ước tính FRT có thể hoàn thành 100% kế hoạch doanh thu và 90% kế hoạch lợi nhuận sau thuế. Bên cạnh đó, VCSC đưa ra quan điểm nâng dự phóng lợi nhuận sau thuế năm 2019 thêm 2%, chủ yếu nhờ chi phí quản lý dự báo thấp hơn và điều chỉnh giảm lợi nhuận sau thuế 2020-2021 thêm 4-5% do doanh số thấp hơn dự báo từ chương trình trợ giá nhà mạng. Song với việc doanh số điện thoại toàn thị trường được dự báo sẽ sụt giảm, VDSC cho rằng SSSG (tăng trưởng doanh thu cửa hàng hiện hữu) của FRT sẽ chỉ ở mức 0-1%.

Kỳ vọng cho quý II

Kết quả kinh doanh quý I của FRT kém khả quan. Biên lợi nhuận gộp giảm 11,9% trong quý chủ yếu do biên lợi nhuận gộp của iPhone giảm mạnh khi các nhà bán lẻ cạnh tranh về giá cả nhằm thanh lý lượng hàng tồn kho iPhone lớn. Tuy nhiên, kể từ đầu tháng 4, Apple đã có động thái hỗ trợ cho các nhà bán lẻ bằng việc giảm giá cho các dòng sản phẩm đời trước như iPhone 7 và iPhone 8. Qua đó, cả VDSC và VCSC đều kỳ vọng trong quý II/2019 và nửa năm còn lại mảng điện thoại sẽ dần hồi phục.

Dù biên lợi nhuận gộp giảm trong quý I, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh vẫn tăng mạnh 13% so với cùng kỳ nhờ chi phí hành chính và quản lý giảm 29% (do chi phí nhân công thấp hơn).

Doanh thu từ các chương trình F.Friends và trợ giá nhà mạng (TPS) tăng 3% so với cùng kỳ, thấp hơn so với giả định 30% cho cả năm 2019 của VCSC và đóng góp 7,5% cho doanh thu điện thoại di động quý I/2019. Theo VCSC, nguyên nhân chính có thể là do việc tạm dừng chương trình TPS trong 2 tháng đầu năm 2019, khi FRT làm việc với các nhà mạng để giải quyết các vấn đề về hệ thống ghi nhận thanh toán của các nhà mạng này.

Doanh số online tăng mạnh 26% so với cùng kỳ, chiếm 20% doanh thu từ điện thoại di động trong quý I/2019. Ngoài ra, hợp tác với Nguyễn Kim và Fado là một phần trong nỗ lực tăng doanh thu cửa hàng hiện hữu của FRT. Mặc dù vậy, với mức độ cạnh tranh cao và ngày càng tăng trong ngành điện máy và mua hàng xuyên biên giới, VDSC cho rằng đóng góp từ các hợp tác trên vào kết quả kinh doanh là không quá triển vọng.

Ngọc Trâm
* Nguồn: Nhịp cầu Đầu tư

[ad_2]

  • Nguyen The Hoan-

    Related Posts

    Bảo vệ: Chân dung khách hàng AQtech

    Không có trích dẫn vì bài này được bảo vệ.

    Read more

    Những Điều Cần Lưu Ý Khi Tổ Chức Sự Kiện Lớn: Bí Quyết Thành Công Không Thể Bỏ Qua

    Tổ chức một sự kiện lớn không chỉ đơn thuần là việc chuẩn bị một không gian và mời khách tham dự; đó còn là một hành trình đầy thách…

    Read more

    You Missed

    Làm Marketing Có Cần Đa Nhiệm? Một Nhìn Nhận Sau 20 Năm Làm Nghề

    Làm Marketing Có Cần Đa Nhiệm? Một Nhìn Nhận Sau 20 Năm Làm Nghề

    Bảo vệ: Chân dung khách hàng AQtech

    Bảo vệ: Chân dung khách hàng AQtech

    TLG Việt Nam: Lễ Khánh Thành Hoành Tráng, Đánh Dấu Bước Ngoặt Mới Của Ngành Sơn Việt Nam

    TLG Việt Nam: Lễ Khánh Thành Hoành Tráng, Đánh Dấu Bước Ngoặt Mới Của Ngành Sơn Việt Nam

    Từ Zero Đến Hero: Hành Trình Xây Dựng Thương Hiệu Cá Nhân Thành Công

    Từ Zero Đến Hero: Hành Trình Xây Dựng Thương Hiệu Cá Nhân Thành Công

    Chiến Lược Marketing Tối Giản: Bí Quyết Làm Ít Nhưng Hiệu Quả Gấp Đôi

    Chiến Lược Marketing Tối Giản: Bí Quyết Làm Ít Nhưng Hiệu Quả Gấp Đôi

    10 Sai Lầm Marketing Doanh Nghiệp Việt Hay Mắc Phải và Cách Khắc Phục: Hóa Giải Những Chiến Lược Marketing Thất Bại

    10 Sai Lầm Marketing Doanh Nghiệp Việt Hay Mắc Phải và Cách Khắc Phục: Hóa Giải Những Chiến Lược Marketing Thất Bại