Tiki tiếp tục gọi vốn thành công thêm 130 triệu USD

[ad_1]

Theo nguồn tin của tờ DealStreetAsia, hãng thương mại điện tử Tiki vừa huy động thành công thêm 130 triệu USD trong vòng huy động vốn mới nhất mà dẫn đầu là công ty quỹ tư nhân Northstar Group.

Được biết vòng huy động vốn này dự kiến sẽ có thể thu về 150 triệu USD nếu có thêm các nhà đầu tư quan tâm.

Thời gian gần đây, nguồn tin của DealStreetAsia cũng tiết lộ rằng Tiki và Sendo đã đồng ý sáp nhập. Đây là động thái hoàn toàn dễ hiểu giữa bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên trường thương mại điện tử, với đối thủ cực kỳ mạnh hiện nay là Lazada được hậu thuẫn bởi “ông lớn” Alibaba và Shopee dưới trướng SEA.

Như vậy nếu nguồn tin gọi được thêm 130 triệu USD là thật, điều này sẽ tạo lợi thế rất lớn cho Tiki trong quá trình thương thảo sáp nhập.

Tiki được ông Trần Ngọc Thái Sơn thành lập năm 2010 và được mệnh danh là “Amazon của Việt Nam” như một nền tảng bán sách ngoại ngữ online với nhà kho được đặt tại gara xe của gia đình và văn phòng ở ngay trong phòng ngủ của ông Sơn. Kể từ đó, Tiki đã thu hút được rất nhiều khoản đầu tư trong và ngoài nước.

Theo dữ liệu của Crunchbase, tháng 3/2012, Tiki được quỹ CyberAgent Ventures của Nhật Bản đầu tư 500.000USD, sau đó tiếp tục được một tập đoàn Nhật Bản khác là Sumitomo rót vốn 1.000.000USD vào tháng 8/2013.

Tháng 5/2016, Tiki nhận khoản đầu tư 17 triệu USD (khoảng 384 tỷ đồng) từ VNG đổi lấy 38% cổ phần. Tính đến cuối năm 2019, VNG đang nắm 24,6% cổ phần của Tiki và là một trong 2 cổ đông lớn nhất của sàn thương mại điện tử này.

Hồi cuối năm 2017, đầu năm 2018, một số nguồn tin cho biết Tiki đã huy động thành công 54,5 triệu USD từ “đại gia” thương mại điện tử Trung Quốc JD.com, STIC từ Hàn Quốc và VNG. Con số này chưa được Tiki xác nhận.

Hồi tháng 1/2018, Sparklabs Ventures, công ty liên doanh vốn đầu tư mạo hiểm của Sparklabs Group cho biết đã đầu tư vào Tiki nhằm mở rộng sự hiện diện của mình tại Đông Nam Á. Số tiền cụ thể không được tiết lộ.

Trong một thông cáo báo chí phát đi hồi tháng 9 năm ngoái, Innoven Capital – một công ty cho vay mạo hiểm chuyên tập trung vào thị trường Đông Nam Á và Ấn Độ – cho biết đã hoàn thành 2 thoả thuận đầu tiên tại Việt Nam. Theo đó, công ty này cung cấp cho Tiki và startup chia sẻ văn phòng UP Co-working một khoản vay nợ mạo hiểm nhưng không tiết lộ giá trị của các khoản đầu tư.

Nhận được nhiều khoản đầu tư nhưng Tiki vẫn nổi tiếng là cỗ máy “đốt tiền”. Tính đến cuối năm 2018, lỗ lũy kế của Tiki là gần 1.400 tỷ đồng còn Sendo lỗ gần 1.300 tỷ.

(Đổi tiêu đề bởi Brands Vietnam)

Phương Linh
* Nguồn: CafeBiz

[ad_2]

  • Nguyen The Hoan-

    Related Posts

    Bảo vệ: Chân dung khách hàng AQtech

    Không có trích dẫn vì bài này được bảo vệ.

    Read more

    Những Điều Cần Lưu Ý Khi Tổ Chức Sự Kiện Lớn: Bí Quyết Thành Công Không Thể Bỏ Qua

    Tổ chức một sự kiện lớn không chỉ đơn thuần là việc chuẩn bị một không gian và mời khách tham dự; đó còn là một hành trình đầy thách…

    Read more

    You Missed

    Marketing Hiệu Quả: Làm Thế Nào Để Đánh Bại Các Đối Thủ Lớn?

    Marketing Hiệu Quả: Làm Thế Nào Để Đánh Bại Các Đối Thủ Lớn?

    Chạy Đua Công Nghệ Trong Ngành Sơn: Công ty Nào Sẽ Đủ Sức Dẫn Đầu?

    Chạy Đua Công Nghệ Trong Ngành Sơn: Công ty Nào Sẽ Đủ Sức Dẫn Đầu?

    Marketing Thời Kỳ Khó Khăn: 7 Bí Quyết Tiết Kiệm Hiệu Quả Trong Doanh Nghiệp

    Marketing Thời Kỳ Khó Khăn: 7 Bí Quyết Tiết Kiệm Hiệu Quả Trong Doanh Nghiệp

    Marketing Cảm Xúc: Kết Nối Khách Hàng Qua Câu Chuyện Thương Hiệu Của TLG Việt Nam

    Marketing Cảm Xúc: Kết Nối Khách Hàng Qua Câu Chuyện Thương Hiệu Của TLG Việt Nam

    Ngành Sơn Việt Nam 5 Năm Tới: Cuộc Thanh Lọc Thị Trường và Xu Hướng Đầu Tư Bền Vững

    Ngành Sơn Việt Nam 5 Năm Tới: Cuộc Thanh Lọc Thị Trường và Xu Hướng Đầu Tư Bền Vững

    Giữ Cho Sơn Luôn Đẹp Như Mới: Những Mẹo Quý Giá Bạn Cần Biết!

    Giữ Cho Sơn Luôn Đẹp Như Mới: Những Mẹo Quý Giá Bạn Cần Biết!