[ad_1]
Cùng với sự ra đời của mạng xã hội, tiếp thị quan hệ” (relationship marketing) cũng phát triển mạnh. Đây là phương pháp này kết nối khách hàng với thương hiệu, thông qua các sự kiện hoặc quảng cáo. Phương pháp này khuyến khích việc gia tăng sử dụng, mua sắm lặp lại và sự trung thành của khách hàng. Rất nhiều thương hiệu nổi tiếng đã sử dụng và gặt hái thành công với phương pháp này
6. Marriott – Những cái kén màu sắc tại sân bay
Vào tháng 7, sân bay Heathrow của London phát triển mội phương tiện đi lại mới để đưa hành khách từ bãi đậu vào sân bay. Đó là những chiếc xe trông như một cái kén. Những chiếc kén này có nhiều màu sắc và có thương hiệu riêng ở cả mặt trong và ngoài. Ngoài ra, những chiếc kén cũng đưa thông tin cho khách hàng về khách sạn Marriott, cũng như tiện ích các của từng khách sạn khác nhau. Chiến dịch này nhăm thúc đẩy các gói “khách hàng lâu năm” cho du khách hạng thương gia thường xuyên phải đi lại. Mỗi màu sắc đại diện cho một thương hiệu khách sạn khác nhau, và Marriott sẽ tập trung vào việc khách hàng lựa chọn màu nào. Đó là một cách phân tích tuyệt vời dựa trên những trải nghiệm bất thường của khách hàng.
7. Oscar Meyer – Dùng thịt xông khói đi xuyên quốc gia
Một công ty thịt đã có một ý tưởng tuyệt vời để quảng bá sản phẩm mới mang tên “Butcher thick cut Bacon”, khi họ quyết định thuê diễn viên hài Josh Sankey thực hiện chuyến du hành khắp cả nước với thịt xông khói được dùng làm loại tiền tệ trao đổi.
Josh được giao một chiếc xe tải với lượng thịt nặng 3.000 pound và được yêu cầu sử dụng chúng để trao đổi cho nhu cầu của mình. Các phương tiện truyền thông xã hội đã luôn theo sát và khuyến khích người dùng Twitter hay Facebook để tiến hành các giao dịch trao đổi cần thiết cho John. Toàn bộ quá trình được quay phim và đưa lên trang web của họ. Chiến dịch được đẩy lên cao trào khi John thậm chí còn có thể giao dịch để đổi lấy vé cho buổi hòa nhạc NASCAR và một hình xăm thịt xông khói. Nhưng có lẽ tuyệt vời hơn cả là ông đã thuyết phục được thị trưởng thành phố Cedar City, Utah đổi tên thành phố thành “Sizzle City” trong một ngày.
8. Carling Black Label “Thử là luyện viên”
Người Nam Phi yêu bóng đá, và có lẽ họ chẳng có điều gì họ thích hơn là được “làm chủ” trò chơi. Và một trong những ví dụ về kinh nghiệm marketing tuyệt vời nhất là chiến dịch của Carling Black Label. Trong đó, hãng đặt các mã số trong tất cả các chai nước bán ra và kêu gọi người tiêu dùng bỏ phiếu cho cầu thủ và vị trí họ muốn thông qua USSD. Công ty uỷ quyền cho người tiêu dùng trở thành huấn luyện viên một ngày cho hai đội chính của Nam Phi, Kaiser Chiefs và Orlando Pirates. Ngày hôm đó, hơn 85.000 người đã tham dự trò chơi, trong khi hàng triệu người theo dõi trên truyền hình. Và kết quả cho sự thành công của chiến dịch là họ nhận được tốc độ tăng trưởng hơn 450% chỉ tính riêng trang Facebook.
9. Disney và chiến dịch quảng bá cho bộ phim Tron
Disney đã hợp tác với Coca Cola để tạo ra một trò chơi điện thoại di động dựa trên hệ thống định vị. Trò chơi của Coke Zero được gọi là “vòng đời”, và là một phương tiện để mọi người quan tâm tới bộ phim “Tron”.
Về bản chất, ứng dụng sẽ theo dấu mọi di chuyển của bạn thông qua GPS. Cũng giống như bộ phim, ý tưởng là tạo ra một con đường ánh sáng khóa các con đường khác của người dùng. Susan Stribling, giám đốc quan hệ công chúng và thông tin liên lạc của Coca-Cola tại khu vực Bắc Mỹ , Atlanta, cho biết: “Chúng tôi đang đem lại cho mọi người một điều thú vị và hấp dẫn, họ chỉ có thể có được điều đó thông qua sự kết hợp giữa Coke Zero, Tron và Disney.” Và đó chính xác là kinh nghiệm makerting thông qua phương tiện truyền thông xã hội.
Học “tiếp thị quan hệ” từ Casio, RedBull và Oreo (Phần 1)
Trang Lam / Infonet
* Nguồn: CafeBiz
[ad_2]