Digital marketing: SEO là gì?

[ad_1]

SEO có lẽ là một thuật ngữ mà nhiều marketer đã nghe và hiểu một cách sơ lược đây là một phương thức marketing nằm trong digital marketing. Tuy nhiên, các marketer vẫn không thật sự hiểu rõ SEO là gì và tại sao doanh nghiệp cần phải làm SEO, ở bài dưới đây, chúng tôi sẽ giúp các marketer hiểu rõ hơn về khái niệm này.

SEO là gì?

SEO (Search Engine Optimization) hay còn gọi là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, là quá trình tăng khả năng hiện diện của trang web trên kết quả tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm. Nói tóm lại, trang web xuất hiện ở vị trí càng cao và càng nhiều trong kết quả tìm kiếm thì sẽ càng có nhiều người truy cập vào trang web thông qua công cụ tìm kiếm. SEO có thể nhắm đến nhiều loại tìm kiếm bao gồm tìm kiếm hình ảnh, tìm kiếm video, tìm kiếm các tài liệu học thuật …

Các công cụ tìm kiếm phổ biến hiện nay mà các doanh nghiệp thường dùng để đo lường hiệu quả cho chiến dịch SEO của mình: Google, Bing, Yahoo!

Các phương pháp thường dùng để nâng cao thứ hạng của một trang web bao gồm tối ưu hóa trang web (tác động đến mã nguồn, nội dung …) chiến lược SEO có thể được tích hợp trong bộ mã nguồn hay thiết kế của trang web hay doanh nghiệp có thể xây dựng các liên kết từ các trang web khác dẫn về trang web của mình để các công cụ tìm kiếm chọn kết quả trang web của bạn nhằm phục vụ người tìm kiếm trên Internet ứng với một từ khóa cụ thể được người dùng truy vấn.

Cụm từ “thân thiện với công cụ tìm kiếm” (search engine friendly”) có thể được dùng để miêu tả thiết kế, danh mục, hệ thống quản lý nội dung (CMS), hình ảnh, video, giỏ hàng, và các yếu tố khác mà đã được tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm.

Các công cụ tìm kiếm phổ biến hiện nay mà các doanh nghiệp thường dùng để đo lường hiệu quả cho chiến dịch SEO của mình: Google, Bing, Yahoo! . Phần lớn doanh nghiệp sẽ lựa chọn Google để đo lường hiệu quả.

Hiểu một cách sơ lược, SEO là một phương thức marketing nằm trong digital marketing.

Tại sao doanh nghiệp phải làm SEO?

Do xu hướng mua sắm cũng như tiêu dùng hiện nay đã bắt đầu dần dần chuyển sang phương thức trực tuyến: có nghĩa là người mua hàng sẽ tìm kiếm và tìm hiểu thông tin trên Internet trước khi quyết định mua. Và thường người tiêu dùng sẽ tìm kiếm nơi bán những món hàng mình muốn mua thông qua công cụ tìm kiếm (phần lớn dùng Google), và thường họ sẽ lựa chọn trong 10 kết quả hiện ra đầu tiên (trang 1) trong kết quả tìm kiếm. Vì vậy để có cơ hội được khách hàng lựa chọn thì doanh nghiệp phải thực hiện SEO để đường liên kết dẫn về trang web của mình sẽ ở những vị trí đầu tiên.

Nếu một Search Engine Optimizer (người làm SEO) thực hiện đúng chiến lược thì lợi ích mà SEO mang lại cho doanh nghiệp là rất cao: thu hút được lượng lớn khách hàng tiềm năng có quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, nâng độ nhận biết về thương hiệu. Mà không mất nhiều chi phí cho truyền thông như các hình thức quảng bá khác trong digital marketing như display ads.

* Nguồn: AiiM

[ad_2]

  • Nguyen The Hoan-

    Related Posts

    Hội Tụ – Giao Lưu – Chia Sẻ: Sự Kiện Đặc Biệt Nhất Dành Cho Cộng Đồng Thợ Sơn Tại Việt Nam

    Chắc hẳn bạn đã từng cảm nhận áp lực và những thách thức mà những người thợ sơn phải đối mặt trong công việc hàng ngày của mình, từ việc…

    Read more

    Khám Phá Đặc Sắc Văn Hóa Doanh Nghiệp Ấn Độ và Việt Nam: Cơ Hội Đầu Tư Hấp Dẫn Trong Thị Trường Việt Nam

    Trong một thế giới kinh doanh ngày càng toàn cầu hóa, việc hiểu rõ và khai thác văn hóa doanh nghiệp của các quốc gia khác nhau không chỉ là…

    Read more

    You Missed

    Hội Tụ – Giao Lưu – Chia Sẻ: Sự Kiện Đặc Biệt Nhất Dành Cho Cộng Đồng Thợ Sơn Tại Việt Nam

    Hội Tụ – Giao Lưu – Chia Sẻ: Sự Kiện Đặc Biệt Nhất Dành Cho Cộng Đồng Thợ Sơn Tại Việt Nam

    Khám Phá Đặc Sắc Văn Hóa Doanh Nghiệp Ấn Độ và Việt Nam: Cơ Hội Đầu Tư Hấp Dẫn Trong Thị Trường Việt Nam

    Khám Phá Đặc Sắc Văn Hóa Doanh Nghiệp Ấn Độ và Việt Nam: Cơ Hội Đầu Tư Hấp Dẫn Trong Thị Trường Việt Nam

    Đối Chiếu Thị Trường Sơn Nước: Khám Phá Khác Biệt và Điểm Chung Trong Chiến Lược Marketing Tại Thị trường Việt Nam và Ấn Độ

    Đối Chiếu Thị Trường Sơn Nước: Khám Phá Khác Biệt và Điểm Chung Trong Chiến Lược Marketing Tại Thị trường Việt Nam và Ấn Độ

    Khám Phá Sự Khác Biệt: Quản Lý Thế Hệ 7X, 8X, 9X và Gen Z Tại Việt Nam – Những Thách Thức và Cơ Hội Cho Nhà Quản Lý

    Khám Phá Sự Khác Biệt: Quản Lý Thế Hệ 7X, 8X, 9X và Gen Z Tại Việt Nam – Những Thách Thức và Cơ Hội Cho Nhà Quản Lý

    Những Điều Cần Lưu Ý Khi Tổ Chức Sự Kiện Lớn: Bí Quyết Thành Công Không Thể Bỏ Qua

    Những Điều Cần Lưu Ý Khi Tổ Chức Sự Kiện Lớn: Bí Quyết Thành Công Không Thể Bỏ Qua

    Bảo vệ: Chiến lược marketing cho công ty xxx – Nhãn hiệu tl và No

    Bảo vệ: Chiến lược marketing cho công ty xxx – Nhãn hiệu tl và No