[ad_1]
Đôi khi mấu chốt vấn đề không phải do bạn, mà là do nhiều yếu tố. Bạn làm việc và cố gắng hết sức nhưng mọi thứ lại không hiệu quả. Đây là 5 cuộc rút binh lớn nhất năm trong khu vực.
1. Yahoo chia tay Trung Quốc sau khi rời khỏi Malaysia, Việt Nam và Indonesia
Theo WSJ, với mục tiêu cắt giảm chi phí, Yahoo đã đóng cửa chi nhánh tại Trung Quốc và cho 300 người nghỉ việc vào tháng 3 năm nay. Quyết định rời khỏi thị trường Trung Quốc được thực hiện sau khi Yahoo đóng cửa văn phòng tại 3 nước Đông Nam Á là Malaysia, Việt Nam và Indonesia vào năm 2014. Theo Techcrunch, việc đóng cửa tại khu vực này đã làm 25 người ở Việt Nam, 50 người ở Indonesia và 15 người ở Malaysia mất việc. Việc này đồng nghĩa với việc Yahoo sẽ hoàn toàn từ bỏ mảng kinh doanh Internet.
2. Groupon thất bại tại 7 thị trường
Với tình hình kinh doanh thua lỗ, Groupon buộc phải đóng cửa chi nhánh tại 7 thị trường, trong đó có Phillipine, Thái Lan và Đài Loan, đây là một sự đảo ngược không tốt đẹp của công ty này. Tại thời điểm hưng thịnh nhất, Groupon đã từ chối 1 tỷ đô khi Google muốn mua lại công ty để đi theo kế hoạch trở thành một công ty thương mại đại chúng. Trong những năm gần đây, việc kinh doanh ngày càng khó khăn hơn và cố gắng của công ty không đem lại kết quả mong muốn. Trong một bài đăng trên blog của Groupon, Ông Rich Williams, COO của Groupon, tuyên bố sẽ cắt giảm việc làm, đóng cửa các văn phòng quốc tế và tái cấu trúc công ty.
3. Droga5 đóng cửa văn phòng ở Sydney
Vào tháng 9, Droga5, một creative agency, đã rời khỏi Úc do các vấn đề của công ty và vì thị trường quảng cáo đầy khắc nghiệt và ảm đạm tại đây. Ông David Droga, Chủ tịch và nhà sáng lập Droga5 cho biết: Đây là một quyết định khó khăn và là một sự thật cay đắng.
Ông nói: “Rất ít cơ hội để tiếp tục hoạt động tại thị trường này với một văn phòng như chúng tôi, thật đáng buồn khi Droga5 không còn hiện diện ở đây. Mặc dù đội ngũ lãnh đạo cùng các tài năng đã tích cực làm việc nhưng trụ sở tại Sydney vẫn rất vật chật trong những năm qua”.
4. IPG Initiative rời khỏi Hongkong
So với IPG Mediabrands, UM là một đối thủ mạnh hơn nhiều tại thị trường Hongkong, vì thế không có gì ngạc nhiên khi tập đoàn mẹ quyết định không tiếp tục duy trì hoạt động của IPG tại đây, đồng thời chuyển toàn bộ nhân viên sang làm việc tại UM. Phát ngôn viên của Mediabrands nói rằng sự dịch chuyển này chỉ mang tính hình thức.
5. BBDO Nhật Bản thâu tóm DDB chính quốc
Tương tự tai thị trường Nhật, Omnicom gộp hoạt động của DDB Nhật Bản vào BBDO. Lí do được đưa ra là để tổng hợp các hoạt động tại Nhật Bản, DDB sẽ tiếp tục tiếp cận các nguồn lực của Omnicom để cải thiện hơn nữa dịch vụ và năng lực của tập đoàn, đặc biệt là mảng digital và kế hoạch chiến lược (strategic planning). Việc tái cấu trúc giữa DDB và BBDO cũng diễn tra tương tự ở các thị trường khác, trong đó có Đài Loan, việc kết hợp đã diễn ra vào tháng 5 vừa qua. DDB bắt đầu hoạt động tại Nhật vào năm 1986. Sự hợp nhất cho thấy ông Issei Matsui (ảnh dưới), vừa nhận chức CEO tháng 5 năm nay, sẽ ra đi.
Brands Vietnam
* Nguồn: Campaign Asia
[ad_2]