Tỷ lệ uống sữa của người Việt thấp so với khu vực, đây là điều đáng lo ngại!

[ad_1]

CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, mã chứng khoán VNM) vừa có họp mặt với nhà đầu tư về KQKD quý 3/2024. Tại đây, CEO là bà Mai Kiều Liên nhấn mạnh thị trường sữa vẫn còn tăng trưởng âm, trong đó nhu cầu uống sữa của người Việt theo đại diện Vinamilk vẫn còn khá thấp so với khu vực và thế giới.

Về kinh doanh, quý 3/2024, doanh thu thuần Vinamilk đạt 15.549 tỷ đồng, xấp xỉ cùng kỳ năm ngoái. Khấu trừ chi phí, Vinamilk báo lãi sau thuế 2.403 tỷ đồng. Được biết, trong kỳ động lực của Công ty đến từ thị trường xuất khẩu, khi doanh thu xuất khẩu đã nối tiếp chuỗi tăng trưởng dương quý thứ 5 liên tiếp.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, doanh thu thuần Công ty đạt 46.306 tỷ đồng – tăng 3,5% và lãi sau thuế 7.306 tỷ – tăng 10% so với cùng kỳ. Với kết quả này, doanh nghiệp đã hoàn thành gần 78% kế hoạch lợi nhuận cả năm.

Theo Vinamilk, biên lãi gộp trong quý 3 bị ảnh hưởng do tình hình bán hàng trong nước, tuy nhiên xu hướng phục hồi vẫn được ghi nhận cho giai đoạn 9 tháng với mức cải thiện 140 điểm cơ bản so với cùng kỳ nhờ sự chuyển dịch tích cực trong cơ cấu bán hàng và chi phí nguyên vật liệu nhập khẩu ổn định hơn.

CEO Mai Kiều Liên: Tỷ lệ uống sữa của người Việt thấp so với khu vực, đây là điều đáng lo ngại!- Ảnh 1.

Ảnh: Động lực quý 3/2024 đến từ thị trường xuất khẩu.

Hỏi đáp với nhà đầu tư:

1. Nhờ việc tái cấu trúc, làm lại thương hiệu… tình hình kinh doanh quý 1-2 của Vinamilk cải thiện lên mức cao nhất trong 5 năm. Vậy, tại sao quý 3 này lại giảm, bão Yagi tại miền Bắc có ảnh hưởng cụ thể như thế nào?

Thực tế, thị trường sữa Việt Nam vẫn chưa phục hồi, vẫn còn tăng trưởng âm. Đây là xu hướng chung không riêng thị trường Việt Nam, đơn cử thị trường sữa Trung Quốc cũng đang tăng trưởng âm 6%…

Nguyên nhân do xu hướng hiện nay là tỷ lệ sinh đẻ thấp, thu nhập cũng giảm. Do đó, ảnh hưởng bão Yagi cũng chỉ một phần. Chưa kể, việc kinh doanh của VNM đang trải đều 3 miền, nên nếu miền Bắc bị ảnh hưởng thì dĩ nhiên chiếm 1/3 tổng kinh doanh Công ty, nhất là Mộc Châu.

Dù vậy, từ tháng 10 thì miền Bắc đã bắt đầu tăng lại, song song miền Nam miền Trung cũng phục hồi. Hiện, VNM đã có chiến lược cụ thể cho quý 4, trong đó chúng tôi kỳ vọng sẽ bù lại được mức giảm của quý 3, cũng như hỗ trợ tăng trưởng cho cả năm.

Doanh thu nội địa dự kiến tăng khoảng 4% trong quý 4/2024 so với cùng kỳ năm ngoái.

2. Công ty có những biện pháp nào để thúc đẩy tăng trưởng?

Chúng tôi thấy được xu hướng là các kênh truyền thống giảm, kênh hiện đại (Cửa hàng, TMĐT, Khách hàng đặc biệt) tăng. Nhìn từ Trung Quốc, kênh truyền thống chỉ còn 20%, con số này ở Việt Nam thì vẫn còn 70-80%. Nhưng, thị trường đang chuyển dịch, kênh hiện đại những năm gần đây đã và đang tăng từ mức zero lên 15-20%.

Đặc biệt, kênh TMĐT đang tăng tốt. Tại VNM, chúng tôi đó lường kênh TMĐT tăng là tăng trực tiếp từ khách hàng, chứ không phải nhờ giảm giá, khuyến mãi. Hiện, VNM song song đẩy mạnh kênh TMĐT nhưng vẫn đảm bảo kênh truyền thống.

3. Công ty có thước đo lượng khách hàng mới và cũ để thấy sự gia tăng của nhóm khách hàng mới sau khi VNM rebranding không?

Hiện, với kênh GT (General trade hay còn gọi là kênh truyền thống), chúng tôi chưa đo lường được, song vẫn thấy được xu hướng tăng vì khách hàng mới tăng nhiều thì doanh thu mới tăng.

Với kênh hiện đại, VNM hiện đã xây dựng hẳn một chương trình chuyển đổi số cho riêng mình mà không thuê bên thứ ba. Từ đó, VNM không chỉ có được khách hàng mới, mà còn có được “data” về chân dung khách hàng, đó là tài sản quý giá cho Công ty.

4. Biên lợi nhuận gộp năm 2025 dự kiến có bị ảnh hưởng bởi giá sữa nguyên vật liệu (NVL) đang tăng không?

Như chia sẻ trước đó, VNM thì đã “book” cơ bản hết giá NVL của năm 2024, nên chỉ số năm nay không ảnh hưởng lớn. Còn sang năm 2025, giá NVL sữa có mặt hàng tăng song cũng có mặt hàng giảm. Hiện, VNM đã bắt đầu mua NVL cho quý 1/2025 rồi, chúng tôi đang lập kế hoạch.

5. Xin ban lãnh đạo chia sẻ cụ thể về mảng sữa bột?

Dự kiến, tháng 11 tới đây VNM sẽ tái định vị xong toàn bộ mảng sữa bột, từ phân khúc bình dân, trung cấp đến cao cấp.

Như đã nói, do xu hướng già hoá của Việt Nam cũng như thế giới nên mảng sữa bột tăng trưởng âm đến 2 chữ số. Tỷ lệ sinh đã thấp, thời gian nghỉ sanh lại tăng nên ngành sữa bột đang tăng trưởng âm đâu đó 15-16%. Riêng VNM, mảng sữa bột đang tăng trưởng âm chỉ 4-5%, cho thấy xu hướng của VNM vẫn tích cực với thị trường. Chưa kể, mảng sữa bột người lớn của VNM vẫn tăng trưởng dương.

Chúng tôi đánh giá sữa bột đang càng ngày càng tốt, đặc biệt năm 2024 vì tỷ lệ sinh tăng do xu hướng “săn rồng” trong năm nay.

6. Công ty có thể chia sẻ về thế mạnh của bộ phận R&D hiện nay?

Bộ phận R&B của VNM có từ khi mới thành lập Công ty. Hiện, những xu hướng mới, mặt hàng mới… đều được chúng tôi cập nhật liên tục. Như các bạn có thể thấy, một năm rưỡi chúng tôi ra rất nhiều sản phẩm mới. Đặc biệt, có thể nói sữa hạt VNM không có đối thủ.

Và chúng tôi quyết giữ vị thế hiện có, song song phát triển mặt hàng mới. Bởi, tăng trưởng của VNM 5 năm tới là phụ thuộc vào mặt hàng mới.

7. Công ty có cách nào giảm sự phụ thuộc vào giá NVL không, trong khi VNM được biết có trang trại nuôi lớn nhưng sự phụ thuộc vẫn còn cao?

Có thể nói, Việt Nam không phù hợp nuôi bò sữa, thậm chí không có một điều kiện nào để nuôi. Nhưng, VNM hiện vẫn có 15-16 trang trại, bình quân thu hoạch được 30 lít sữa/con/ngày, con số tương đối cao so với khu vực Đông Nam Á.

Thực tế, VNM rất muốn phát triển thêm nhưng không được. Hiện, đi xin đất thuê đất rất khó nên có thể nói là không thể mở thêm trang trại ở Việt Nam. Do đó, VNM chỉ có cách là tăng năng suất, chúng tôi sẽ áp dụng công nghệ từ tăng sản lượng từ 30 lít lên 35 – 40 lít/con/ngày. Khi tăng được năng suất thì giá thành cũng sẽ càng giảm.

8. Công ty có thể chia sẻ mặt hàng bào doanh thu giảm trong quý 3/2024 và tại sao?

Ảnh hưởng lớn nhất là sữa nước. Nhưng bù lại, sữa chua uống, sữa đặc có đường, sữa thực vật… vẫn tăng trưởng, có mặt hàng tăng đến 2 con số.

Xu hướng thế giới là nhiều thức uống được thay thế bằng sữa, nên VNM bây giờ phải đa dạng hương vị sữa nước, cũng như làm các mặt hàng mới như sữa chua…

Cần nhấn mạnh, nhu cầu uống sữa người Việt và châu Á vẫn chưa bằng châu Âu. Người châu Âu thậm chí họ uống sữa thay nước, nên chiều cao và thể lực họ rất tốt.

Nếu thay thế sữa bằng thứ nước khác thì khó cải tạo giống nòi. So với châu Âu, người châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng vừa suy dinh dưỡng về cân nặng và cả chiều cao, do tỷ lệ uống sữa của người Việt thấp so với khu vực, đây là điều đáng lo ngại.

9. Dự thảo tăng đánh thuế sản phẩm có đường, VNM có ảnh hưởng không?

Chíng ta đã xác định rõ mặt hàng sữa không thuộc nhóm này.

10. Chia sẻ về các dự án mới của VNM?

Dự án ở Hưng Yên chưa động thổ do vướng giấy tờ. Dự án mới ở Lào thì đang rất khả quan, dù rằng vướng nhất là không được nhập bò từ Lào về Việt Nam. hiện VNM đang làm việc với Bộ Nông nghiệp để xin giấy phép.

Còn dự án bò thịt liên doanh với Nhật thì đã chạy thử, sang năm sẽ có sản phẩm chính thức. Thực tế, VNM đã có bán sản phẩm ở AEON nhưng chưa nhiều, và luôn “cháy hàng”.

11. Sữa hạt hiện chiếm bao nhiêu % doanh thu nội địa của VNM?

Sữa hạt là ngành hàng mới nên tăng trưởng ở mức cao, 2 chữ số.

12. VNM có ý định xây dựng trang trại tại Indonesia không?

5 năm qua, không ít 10 nhà đầu tư mời gọi VNM, vì Indonesia từng là thị trường VNM nhắm đến. Nhưng cho đến nay, VNM thấy vẫn chưa thích hợp.

Còn về xuất khẩu, thì VNM đã xuất đâu đó đến 60 nước. Có thể nói, các anh em VNM rất chịu khó, dù có thị trường doanh thu ít nhưng cứ có khả năng vào được là VNM vào. Nhờ đó, về giá trị thương hiệu, VNM hiện đứng thứ 6-7 trên mấy trăm ngàn thương hiệu sữa toàn cầu. Còn về bền vững thì VNM đứng thứ 5.

13. Công ty có bộ phận nghiên cứu tỷ giá để ổn định việc mua NVL trữ không?

VNM dự trữ NVL ít nhất cho 3 tháng: 1 tháng cho sản xuất, 1 tháng đi đường và 1 tháng đấu giá. Trong khi, sữa thế giới đấu giá 1 tháng 2 lần. Do đó, nhiều bên mua hàng tháng, còn VNM thì mua trước 3 tháng, may là chưa bao giờ bị hớ.

Nói về NVL, thì tỷ giá không ảnh hưởng nhiều, vấn đề ảnh hưởng lớn nhất là giá.

14. VNM đang hưởng lợi từ Trung Đông nhiều, vậy quý 4 còn tiếp tục không?

Thực tế, tăng trưởng vẫn sẽ đến từ các thị trường mới chứ không nhờ hưởng lợi chiến tranh.

[ad_2]

  • Nguyen The Hoan-

    Related Posts

    Những Điều Cần Lưu Ý Khi Tổ Chức Sự Kiện Lớn: Bí Quyết Thành Công Không Thể Bỏ Qua

    Tổ chức một sự kiện lớn không chỉ đơn thuần là việc chuẩn bị một không gian và mời khách tham dự; đó còn là một hành trình đầy thách…

    Read more

    Khánh Thành Nhà Máy TLG Việt Nam: Bước Tiến Mới Trong Chiến Lược Phát Triển Bền Vững

    Vào ngày 22/12/2024, TLG Việt Nam, Tuylips Group, sẽ chính thức khai trương nhà máy mới với diện tích 40.000 m² tại Thái Bình. Nhà máy này không chỉ đánh…

    Read more

    You Missed

    Hội Tụ – Giao Lưu – Chia Sẻ: Sự Kiện Đặc Biệt Nhất Dành Cho Cộng Đồng Thợ Sơn Tại Việt Nam

    Hội Tụ – Giao Lưu – Chia Sẻ: Sự Kiện Đặc Biệt Nhất Dành Cho Cộng Đồng Thợ Sơn Tại Việt Nam

    Khám Phá Đặc Sắc Văn Hóa Doanh Nghiệp Ấn Độ và Việt Nam: Cơ Hội Đầu Tư Hấp Dẫn Trong Thị Trường Việt Nam

    Khám Phá Đặc Sắc Văn Hóa Doanh Nghiệp Ấn Độ và Việt Nam: Cơ Hội Đầu Tư Hấp Dẫn Trong Thị Trường Việt Nam

    Đối Chiếu Thị Trường Sơn Nước: Khám Phá Khác Biệt và Điểm Chung Trong Chiến Lược Marketing Tại Thị trường Việt Nam và Ấn Độ

    Đối Chiếu Thị Trường Sơn Nước: Khám Phá Khác Biệt và Điểm Chung Trong Chiến Lược Marketing Tại Thị trường Việt Nam và Ấn Độ

    Khám Phá Sự Khác Biệt: Quản Lý Thế Hệ 7X, 8X, 9X và Gen Z Tại Việt Nam – Những Thách Thức và Cơ Hội Cho Nhà Quản Lý

    Khám Phá Sự Khác Biệt: Quản Lý Thế Hệ 7X, 8X, 9X và Gen Z Tại Việt Nam – Những Thách Thức và Cơ Hội Cho Nhà Quản Lý

    Những Điều Cần Lưu Ý Khi Tổ Chức Sự Kiện Lớn: Bí Quyết Thành Công Không Thể Bỏ Qua

    Những Điều Cần Lưu Ý Khi Tổ Chức Sự Kiện Lớn: Bí Quyết Thành Công Không Thể Bỏ Qua

    Bảo vệ: Chiến lược marketing cho công ty xxx – Nhãn hiệu tl và No

    Bảo vệ: Chiến lược marketing cho công ty xxx – Nhãn hiệu tl và No