Một yếu tố then chốt ảnh hưởng cực mạnh đến các đại gia Nhựa

Theo báo cáo mới đây của FPTS về CTCP Nhựa Bình Minh (BMP), công ty chứng khoán cho biết, thị phần của BMP đã cải thiện trở lại trong quý 3/2024 nhờ chính sách chiết khấu linh hoạt đem lại hiệu quả, đi cùng hệ thống phân phối vững chắc vốn có tại thị trường miền Nam.

Theo đó, sản lượng quý 3/2024 tăng trưởng tích cực, đạt 23.700 tấn (tăng 52,9% so với cùng kỳ và 21,4% so với quý 2/2024) nhờ động lực chính đến từ tăng cường khuyến mãi trong kỳ.

FPTS cho rằng biến động sản lượng tiêu thụ của BMP theo quý phụ thuộc chặt chẽ vào thời điểm áp dụng các chương trình khuyến mãi. Cụ thể, kể từ quý 1/2023 tới nay, để duy trì năng lực cạnh tranh trong bối cảnh nhu cầu yếu, BMP đã bắt đầu tăng chiết khấu thêm 5% cho 22 nhà phân phối cấp 1, áp dụng trong khoảng 2 tuần – 1 tháng vào mỗi quý.

Tuy nhiên, vì nhu cầu tiêu thụ ở khách hàng cuối cùng vẫn còn tương đối ảm đạm, việc tăng khuyến mãi nhằm khuyến khích nhà phân phối lấy hàng có thể khiến tồn kho của các nhà phân phối gia tăng trong quý, qua đó ảnh hưởng tới sức mua của quý sau. Và ngược lại, nếu tạm dừng khuyến mãi trong một quý sẽ khiến tồn kho của nhà phân phối giảm về mức thấp, và việc quay trở lại đẩy mạnh khuyến mãi vào quý sau sẽ giúp sản lượng tăng mạnh.

Một yếu tố then chốt ảnh hưởng "cực mạnh" đến doanh thu của các "đại gia" Nhựa Tiền Phong và Nhựa Bình Minh- Ảnh 1.

Điển hình giai đoạn quý 4/2023 – quý 1/2024, BMP đã tăng cường khuyến mãi khiến tồn kho của nhà phân phối tính tới cuối quý 1/2024 tăng cao, và sau đó dừng khuyến mãi vào quý 2/2024 đã khiến sản lượng tiêu thụ trong kỳ đạt mức thấp 19.500 tấn (giảm 13,6% so với cùng kỳ) dù quý 2 là mùa xây dựng cao điểm.

Đến quý 3/2024, doanh nghiệp đã tiếp tục áp dụng lại chương trình khuyến mãi 5% cho nhà phân phối cấp 1 và thực hiện thêm chính sách mới khi tăng chiết khấu 1% cho cửa hàng cấp 2 (gần 2.000 cửa hàng). Với mức tồn kho của nhà phân phối tính tới cuối quý 2/2024 thấp, việc áp dụng đồng thời 2 chương trình khuyến mãi trong quý 3/2024 đã giúp sản lượng tiêu thụ trong kỳ của BMP tăng trưởng tính cực.

Đối thủ cạnh tranh của BMP, Nhựa Tiền Phong (NTP) cũng tương tự khi doanh thu chịu tác động của thời điểm tung ra chính sách kích cầu. 

Nhựa Tiền Phong đã tung ra một chính sách khuyến mại lớn vào tháng 12/2023, kích thích các nhà phân phối nhập hàng dự trữ và đẩy doanh thu – tương ứng là lợi nhuận – của Nhựa Tiền Phong quý 4/2023 tăng trưởng hơn các quý trước. Điều này đồng thời kéo theo việc “chấp nhận” sụt giảm doanh số trong quý 1/2024.

Tuy nhiên, đến tháng 4/2024, Nhựa Tiền Phong tung ra chiến dịch khuyến mại kích cầu mới cho sản phẩm phụ tùng, đẩy doanh số tháng 4-5 lên rất cao. Báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2024 của công ty cho thấy điều này, khi doanh thu thuần đạt 1.680 tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ năm trước. Đây được giải trình là nguyên nhân lớn nhất giúp cho Nhựa Tiền Phong đạt lợi nhuận sau thuế theo quý lớn nhất lịch sử, với 238 tỷ đồng – tăng 86% so với quý 2/2023.

Quý 3/2024, doanh thu thuần của NTP đạt hơn 1.201 tỷ đồng, giảm 8% so với cùng kỳ và 28,5% so với quý 2/2024.

Một yếu tố then chốt ảnh hưởng "cực mạnh" đến doanh thu của các "đại gia" Nhựa Tiền Phong và Nhựa Bình Minh- Ảnh 2.

FPTS cho rằng nhờ có mức giá đầu vào thấp hỗ trợ biên lợi nhuận gộp 9 tháng đầu năm 2024 ghi nhận tích cực, BMP có thể tăng cường chiết khấu cho nhà phân phối và thực hiện các chính sách nhằm cải thiện năng lực cạnh tranh, khiến chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp trong 9 tháng đầu năm đạt mức cao 520,2 tỷ, chiếm 14,6% doanh thu thuần.

Các chính sách điển hình bao gồm tiếp tục các chương trình chiết khấu thương mại (5% cho nhà phân phối cấp 1 và 1% cho cửa hàng cấp 2); đẩy mạnh thêm chiết khấu thanh toán, khiến chi phí chiết khấu thanh toán trong kỳ tăng 28% so với cùng kỳ, đạt 130,8 tỷ (chiếm 3,7% doanh thu thuần); tổ chức hội nghị hệ thống phân phối 2 năm 1 lần tại Thái Lan cho 22 nhà phân phối cấp 1 và gần 2.000 cửa hàng cấp 2 diễn ra trong quý 3/2024.

FPTS dự đoán BMP sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách giá bán cao và chiết khấu linh hoạt trong dài hạn. Với việc sản lượng tiêu thụ tăng trưởng khả quan trong quý 3/2024, FPTS nhận thấy hoạt động bán hàng cho hệ thống phân phối của BMP đang không gặp ảnh hưởng quá lớn bởi mức giá bán cao, và chính sách về các chương trình khuyến mãi vẫn đang đem lại hiệu quả.

Trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ ống nhựa đã giảm bớt tiêu cực và được dự báo dần phục hồi, FPTS kỳ vọng BMP sẽ tiếp tục giữ ổn định được mức giá bán như hiện nay.

#0913032333 #marketing #Zeus

www.b1u.org

  • Nguyen The Hoan-

    Related Posts

    Những Điều Cần Lưu Ý Khi Tổ Chức Sự Kiện Lớn: Bí Quyết Thành Công Không Thể Bỏ Qua

    Tổ chức một sự kiện lớn không chỉ đơn thuần là việc chuẩn bị một không gian và mời khách tham dự; đó còn là một hành trình đầy thách…

    Read more

    Khánh Thành Nhà Máy TLG Việt Nam: Bước Tiến Mới Trong Chiến Lược Phát Triển Bền Vững

    Vào ngày 22/12/2024, TLG Việt Nam, Tuylips Group, sẽ chính thức khai trương nhà máy mới với diện tích 40.000 m² tại Thái Bình. Nhà máy này không chỉ đánh…

    Read more

    You Missed

    Hội Tụ – Giao Lưu – Chia Sẻ: Sự Kiện Đặc Biệt Nhất Dành Cho Cộng Đồng Thợ Sơn Tại Việt Nam

    Hội Tụ – Giao Lưu – Chia Sẻ: Sự Kiện Đặc Biệt Nhất Dành Cho Cộng Đồng Thợ Sơn Tại Việt Nam

    Khám Phá Đặc Sắc Văn Hóa Doanh Nghiệp Ấn Độ và Việt Nam: Cơ Hội Đầu Tư Hấp Dẫn Trong Thị Trường Việt Nam

    Khám Phá Đặc Sắc Văn Hóa Doanh Nghiệp Ấn Độ và Việt Nam: Cơ Hội Đầu Tư Hấp Dẫn Trong Thị Trường Việt Nam

    Đối Chiếu Thị Trường Sơn Nước: Khám Phá Khác Biệt và Điểm Chung Trong Chiến Lược Marketing Tại Thị trường Việt Nam và Ấn Độ

    Đối Chiếu Thị Trường Sơn Nước: Khám Phá Khác Biệt và Điểm Chung Trong Chiến Lược Marketing Tại Thị trường Việt Nam và Ấn Độ

    Khám Phá Sự Khác Biệt: Quản Lý Thế Hệ 7X, 8X, 9X và Gen Z Tại Việt Nam – Những Thách Thức và Cơ Hội Cho Nhà Quản Lý

    Khám Phá Sự Khác Biệt: Quản Lý Thế Hệ 7X, 8X, 9X và Gen Z Tại Việt Nam – Những Thách Thức và Cơ Hội Cho Nhà Quản Lý

    Những Điều Cần Lưu Ý Khi Tổ Chức Sự Kiện Lớn: Bí Quyết Thành Công Không Thể Bỏ Qua

    Những Điều Cần Lưu Ý Khi Tổ Chức Sự Kiện Lớn: Bí Quyết Thành Công Không Thể Bỏ Qua

    Bảo vệ: Chiến lược marketing cho công ty xxx – Nhãn hiệu tl và No

    Bảo vệ: Chiến lược marketing cho công ty xxx – Nhãn hiệu tl và No