Những điều ít biết sau cuộc đổ bộ của Starbucks tại Hà Nội


Truyền thống kết hợp hiện đại, sai sót trong lễ khai trương và chiến lược khác biệt của Starbucks… là những điều đặc biệt phía sau ngày mở cửa tại Hà Nội của ông lớn cà phê này.

Starbucks mở cửa hàng đầu tiên tại Brazil – đất nước xuất khẩu cà phê Arabica số một thế giới – vào năm 2006, nhưng 7 năm sau mới mở cửa hàng tại đất nước xuất khẩu Robusta dẫn đầu thế giới là Việt Nam. Ảnh: Lê Hiếu.

Starbucks chỉ sử dụng cà phê Arabica để sản xuất đồ uống, trong khi loại cà phê này chỉ chiếm 6% diện tích trồng ở Việt Nam. Vi vậy, cà phê mà Starbucks dùng ở Việt Nam là hàng được nhập từ Indonesia, một trong ba khu vực nguyên liệu chính của Starbucks toàn cầu. Ảnh: Lê Hiếu.

Cửa hàng đầu tiên của Starbucks tại thủ đô của Việt Nam mở sau 43 năm kể từ khi cửa hàng đầu tiên của hãng mở tại số 102 Pike St, Seattle.

Starbucks Hà Nội và Sài Gòn khác nhau về độ ngọt để phù hợp với văn hóa vùng miền. Đây cũng là chiến lược mà nhiều ông lớn thực phẩm quốc tế đã từng áp dụng tại Việt Nam, như cơm xuất hiện nhiều trong thực đơn của McDonald’s.

Dù take away (cà phê mang đi) là chiến lược quen thuộc của Starbucks quốc tế nhưng điều đó không còn đúng ở Việt Nam, vì thói quen ngồi nhâm nhi cà phê của người Việt, nhất là người miền Bắc.

Starbucks có vật phẩm đại diện khác nhau ở nhiều quốc gia, riêng Việt Nam là gấu Teddy đội nón lá. Ảnh: Lê Hiếu.

Scandal đầu tiên của Starbucks ở Việt Nam là việc viết sai chính tả trong backdrop bằng tiếng Anh tại lễ khai trương. Bức ảnh về lỗi sai được chính Starbucks đăng tải.

Starbucks sai chính tả tiếng Anh trên backdrop khai trương

Dù có nhiều khác biệt trong chiến lược tại Việt Nam, nhưng Starbucks vẫn giữ nguyên nhiều điều đã làm nên thương hiệu của họ. Ví như nghi thức phục vụ những giọt cà phê đầu tiên – First Pour – thay cho việc cắt băng khai trương.

Tuy cố gắng tạo ra không gian ngồi càng nhiều càng tốt cho khách hàng, nhưng các quán cà phê của hãng vẫn giữ nguyên kiểu màu sắc và chất liệu nội thất truyền thống là màu cà phê và đồ gỗ, ngay cả tại một đất nước nắng nóng với khí hậu nhiệt đới như Việt Nam. Ảnh: Lê Hiếu.

Starbucks vẫn kiên trì thực hiện chiến lược không nhượng quyền.

* Nguồn: Zing News

  • Brand-Nguyen The Hoan

    Related Posts

    Siêu Dự án Lô B

    Theo Petrotimes, ông Lê Ngọc Sơn, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã gặp gỡ và làm việc với ông Harada Hidenori, Chủ tịch kiêm Tổng…

    Bị nhân viên biểu tình do chậm lương, nợ BHXH nhiều tháng liên tiếp, Ninja Van tạm dừng công ty con tại Việt Nam?

    Thông tin từ Tờ The Strait Times của Singapore, Ninja Van – một công ty công nghệ chuyên về logistics – đang tạm ngừng hoạt động của công ty con…

    You Missed

    Siêu Dự án Lô B

    Siêu Dự án Lô B

    Shopee bắt tay với YouTube làm thương mại điện tử

    Shopee bắt tay với YouTube làm thương mại điện tử

    Bị nhân viên biểu tình do chậm lương, nợ BHXH nhiều tháng liên tiếp, Ninja Van tạm dừng công ty con tại Việt Nam?

    Bị nhân viên biểu tình do chậm lương, nợ BHXH nhiều tháng liên tiếp, Ninja Van tạm dừng công ty con tại Việt Nam?

    Ninja Van tạm dừng công ty con tại Việt Nam do chậm lương, nợ BHXH

    Ninja Van tạm dừng công ty con tại Việt Nam do chậm lương, nợ BHXH

    PNJ được vinh danh tại giải thưởng Phát triển bền vững quốc tế JWA 2024

    PNJ được vinh danh tại giải thưởng Phát triển bền vững quốc tế JWA 2024

    Đề nghị phạt 12 – 13 năm tù đối với “đại gia” điện gió Tô Công Lý

    Đề nghị phạt 12 – 13 năm tù đối với “đại gia” điện gió Tô Công Lý