Hành trình 1/4 thế kỷ


Không đồng vốn, không trụ sở, tài sản ban đầu chỉ là quyết tâm vượt qua “nghèo đói” của 13 nhà khoa học, sau 25 năm, FPT từ “vạch xuất phát” là Công ty Công nghệ thực phẩm (Food Processing Technology) nay đã trở thành Tập đoàn công nghệ thông tin hàng đầu tại Việt Nam với quy mô 15.000 người.

Trong chặng đường tiếp theo FPT đang hướng đến vị trí Tập đoàn toàn cầu hàng đầu về dịch vụ thông minh.

Từ những con số không

Được đào tạo bài bản tại nước ngoài để trở thành một nhà khoa học nhưng khi về nước chứng kiến cảnh lương cho cán bộ khoa học không đủ nuôi sống bản thân và gia đình, điều kiện làm việc nghèo nàn, ông Trương Gia Bình cùng một nhóm các nhà khoa học đã quyết định “phải làm gì để cứu lấy mình”. Và 10 giờ sáng ngày 13/9/1988, FPT chính thức được thành lập với tên gọi Công ty Công nghệ Thực phẩm (Food Processing Technology). “Lúc đó, với học vị phó tiến sĩ toán lý tại trường đại học MGU (Liên Xô), tôi có rất nhiều lựa chọn cho tương lai. Nhưng tôi và một số nhà khoa học đã từ bỏ con đường nghiên cứu khoa học cơ bản để chuyển sang làm kinh tế với hy vọng mang lại sự giàu có cho bản thân và góp phần hưng thịnh cho quốc gia”, ông Bình nhớ lại.

Đào tạo Key user của dự án PIT

Công ty được thành lập nhưng vốn hoạt động gần như là con số không, trụ sở không, kinh nghiệm kinh doanh cũng không. Để duy trì hoạt động của công ty, bộ phận kinh doanh đã phải làm đủ mọi việc khác nhau từ bán máy tính; sấy thuốc lá; lắp đặt thiết bị máy lạnh; thiết kế, chế tạo dây chuyền chế biến bột chuối, dứa. Sau một năm loay hoay với việc kiếm tiền duy trì sự hoạt động của công ty, FPT cũng đã ký được hợp đồng đầu tiên có trị giá 1 triệu USD là trao đổi máy tính lấy thiết bị với Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô. Cũng chính nhờ hợp đồng này, FPT đã thiết lập quan hệ với hãng máy tính Oliveti và định hướng kinh doanh của công ty đã được định hình rõ ràng đó là không tiếp tục hoạt động theo hướng công nghệ thực phẩm mà tập trung phát triển theo hướng tin học. Với định hướng phát triển đó, năm 1990, Công ty đã đổi tên thành Công ty Phát triển Đầu tư Công nghệ (Financing and Promoting Technology) và vẫn giữ nguyên tên viết tắt FPT.

Đến vị thế hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh cốt lõi

Tại lễ kỷ niệm 25 năm thành lập FPT được tổ chức mới đây, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã khẳng định, “Trong những thành tựu của ngành CNTT Việt Nam hôm nay, FPT có vị trí quan trọng với những đóng góp tích cực trong suốt 25 năm qua. FPT trở thành tập đoàn CNTT-VT hàng đầu Việt Nam, góp phần hình thành ngành Công nghiệp CNTT và đóng góp tích cực cho sự phát triển của ngành”. Phó Thủ cũng mong rằng FPT sẽ tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu trong giai đoạn mới, xứng đáng là “Forward Pioneering Team”.

Những đóng góp của FPT cho sự phát triển của ngành được Phó Thủ tướng nói đến là tham gia xây dựng các hệ thống thông tin lớn của quốc gia; thành công trong xuất khẩu phần mềm, góp phần đưa Việt Nam có tên trong bản đồ số của thế giới; là 1 trong 4 ISP đầu tiên đóng góp tích cực cho sự phát triển của Internet Việt Nam;tiên phong đổi mới đào tạo Đại học.

FPT dự kiến, trong năm 2013 này, doanh thu từ mảng dịch vụ dựa trên nền công nghệ Mobility, Cloud sẽ tăng trưởng 3 con số. Trong 6 tháng đầu năm, mảng dịch vụ mobility của công ty đã đạt 76% kế hoạch năm và tăng 97% so với cùng kỳ năm ngoái, còn mảng cloud đạt 125% kế hoạch năm.

Nhớ lại giai đoạn đầu tham gia vào lĩnh vực cung cấp các giải pháp tích hợp hệ thống cho thị trường trong nước, lãnh đạo FPT cho biết, “Gần như các DN nước ngoài chiếm lĩnh hết thị trường, muốn tham gia các DN Việt Nam phải đóng vai trò là thầu phụ”. Và câu hỏi đặt ra cho các nhà lãnh đạo FPT là “Tại sao các công ty nước ngoài giành được hợp đồng tổng thầu mà DN Việt Nam không làm được?”. Sau nhiều nỗ lực và quyết tâm, FPT đã có được câu trả lời với hàng loạt hợp đồng cung cấp giải pháp hiện đại hóa CNTT của các Bộ ngành như Tài chính, Thuế, Hải quan, Ngân hàng, Y tế và ERP cho doanh nghiệp. Điển hình là dự án cung cấp Hệ thống Ứng dụng Quản lý Thuế TNCN (PIT) cho Tổng cục Thuế, đây cũng là dự án CNTT có quy mô lớn đầu tiên do DN trong nước làm thầu chính. Dự án này có quy mô 7.000 người sử dụng (cán bộ thuế), gần 800 điểm triển khai tại 63 tỉnh, thành phố, khoảng 700 chi cục, quản lý hàng chục triệu đối tượng nộp thuế. Hay dự án xây dựng hệ thống ERP trị giá 12 triệu USD cho Petrolimex.

Với lĩnh vực xuất khẩu phần mềm, là một trong những DN tiên phong, sau 13 năm theo đuổi, từ chỗ chật vật tìm kiếm hợp đồng, đối tác, FPT đã có thể tham gia vào những công đoạn với giá trị công nghệ và hàm lượng chất xám cao hơn trong quy trình sản xuất phần mềm quốc tế. Theo lãnh đạo FPT, trước đây, đối tác nước ngoài thường giao việc cho FPT theo kiểu “cầm tay chỉ việc”, tuy nhiên, hiện nay, nhóm chuyên gia của FPT đã chủ động thực hiện các hợp đồng từ khâu thiết kế, đến triển khai các giải pháp cho một số đối tác lớn trên thế giới. Chẳng hạn như hợp đồng với một hãng máy bay hàng đầu thế giới về ứng dụng công nghệ Mobility giúp phi công và kỹ sư mặt đất đơn giản và chính xác hóa công việc hàng ngày.

Trong lĩnh vực xuất khẩu phần mềm, FPT hiện đang diện tại 12 quốc gia và vùng lãnh thổ khác, trong đó có những thị trường lớn như Singapore, Mỹ, Pháp, Đức…Trong giai đoạn 2009-2013, mảng xuất khẩu phần mềm FPT luôn đạt con số tăng trưởng trên 20%/năm. Không chỉ giữ vị thế là công ty xuất khẩu phần mềm có quy mô lớn nhất Việt Nam về doanh số, FPT còn lọt vào danh sách 100 nhà cung cấp dịch vụ toàn cầu.

Và bước cùng thời đại

Trong hành trình phát triển tiếp theo FPT đang hướng đến mục tiêu trở thành tập đoàn toàn cầu hàng đầu về dịch vụ thông minh và mục tiêu doanh thu 1 tỷ USD từ thị trường nước ngoài. FPT đang dần hiện thực hóa mục tiêu này với những dự án liên quan đến xu hướng công nghệ mới Mobility, Cloud đã và đang được triển khai tại thị trường trong nước và nước ngoài. Mới đây, FPT đã giành quyền triển khai dự án RQ1-Renovation cho một công ty lớn của Mỹ, có trên 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm phần mềm bảo hiểm giá trị bất động sản. Theo đó, FPT sẽ thực hiện chuyển đổi toàn bộ các sản phẩm phần mềm bảo hiểm giá trị bất động sản của khách hàng theo mô hình cung cấp truyền thống sang mô hình phần mềm dịch vụ (SaaS) trên nền công nghệ điện toán đám mây. Hay dự án xây dựng giải pháp và phát triển ứng dụng trên nền điện toán đám mây của Amazon (Amazon Web Services –AWS) với một công ty điện tử hàng đầu của Nhật Bản.

FPT dự kiến, trong năm 2013 này, doanh thu từ mảng dịch vụ dựa trên nền công nghệ Mobility, Cloud sẽ tăng trưởng 3 con số. Trong 6 tháng đầu năm, mảng dịch vụ mobility của công ty đã đạt 76% kế hoạch năm và tăng 97% so với cùng kỳ năm ngoái, còn mảng cloud đạt 125% kế hoạch năm.

Còn mục tiêu 1 tỷ USD tại thị trường nước ngoài, FPT đang đặt trọng tâm lớn vào thị trường Singapore. Theo kỳ vọng của lãnh đạo công ty, doanh thu tại thị trường này sẽ đạt 100 triệu USD vào năm 2016. Đã có một số dấu hiệu tích cực để lãnh đạo FPT tin tưởng mục tiêu 100 triệu USD tại thị trường Singapore sẽ thành hiện thực. Đó là, năm 2008, FPT đã được Chính phủ Singapore công nhận là 1 trong 8 công ty đáp ứng tiêu chuẩn để phục vụ Chính phủ Singapore. Hiện FPT đã có 10 triệu USD doanh thu từ thị trường này, và việc đưa doanh thu lên 100 triệu USD từ điểm xuất phát 10 triệu USD trong 1 lĩnh vực chuyên biệt là điều FPT đã từng làm được trong quá khứ.

* Nguồn: Dùng hàng Việt

  • Brand-Nguyen The Hoan

    Related Posts

    Top 5 chương trình thực tế dẫn đầu tương tác MXH tuần 2.9 – 8.9

    Từ những màn trình diễn solo ấn tượng của các anh trai trong Anh trai Say Hi đến các tiết mục mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc trong…

    Top 5 chương trình thực tế dẫn đầu tương tác MXH tuần 2.9 – 9.9

    Từ những màn trình diễn solo ấn tượng của các anh trai trong Anh trai Say Hi đến các tiết mục mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc trong…

    You Missed

    Chuẩn bền, chuẩn chống dính

    Chuẩn bền, chuẩn chống dính

    “Công ty đang hoạt động rất tốt”

    “Công ty đang hoạt động rất tốt”

    Siêu Dự án Lô B

    Siêu Dự án Lô B

    Shopee bắt tay với YouTube làm thương mại điện tử

    Shopee bắt tay với YouTube làm thương mại điện tử

    Bị nhân viên biểu tình do chậm lương, nợ BHXH nhiều tháng liên tiếp, Ninja Van tạm dừng công ty con tại Việt Nam?

    Bị nhân viên biểu tình do chậm lương, nợ BHXH nhiều tháng liên tiếp, Ninja Van tạm dừng công ty con tại Việt Nam?

    Ninja Van tạm dừng công ty con tại Việt Nam do chậm lương, nợ BHXH

    Ninja Van tạm dừng công ty con tại Việt Nam do chậm lương, nợ BHXH