Theo bà Nguyễn Bạch Diệp, Tổng Giám đốc FPT Shop, FPT đang nỗ lực đến cuối quý 1/2017 sẽ hoàn tất bán cổ phần còn lại tại FPT Shop (được biết đến là FPT Retail).
Lộ trình này cho thấy sự chậm trễ so với kế hoạch ban đầu là hoàn tất trong năm nay.
Kế hoạch hiện tại của FPT là giảm tỷ lệ sở hữu tại FPT Shop xuống dưới 50% mặc dù công ty vẫn có vẻ lo lắng muốn giữ quyền kiểm soát hoạt động của mảng kinh doanh này.
Bà Diệp cho biết, các đàm phán với NĐT tiềm năng đang được tiến hành và các thủ tục cũng đang được chuẩn bị. Điều này cho thấy FPT đã rút gọn danh sách các NĐT tiềm năng và đang tiến hành những bước tiếp theo. Quá trình thẩm định đã hoàn tất và bắt đầu đàm phán về giá bán.
Với việc giữ lại thương hiệu “FPT”, việc bán cổ phần cho một NĐT chiến lược sẽ rất khó khăn, do đó, có những dấu hiệu rõ ràng rằng các NĐT tài chính có thể được ưu tiên hơn trong thương vụ này. Trong khi đó, FPT không có bất kỳ cập nhật nào về những nỗ lực hiện tại để bán toàn bộ hoặc một phần cổ phần tại FPT Trading.
FPT Retail hiện có 393 cửa hàng trên cả nước, trong 11 tháng năm 2016, FPT Retail đạt doanh thu 9.482 tỷ đồng (tăng 33% so với cùng kỳ) và lợi nhuận trước thuế 213 tỷ đồng (tăng 41% so với cùng kỳ), tỷ suất lợi nhuận trước thuế là 2,25% so với mức 5,2% của Thế giới di động. Về điện thoại di động, FPT retail nắm khoảng 12,5% thị phần so với khoảng 40% thị phần của Thế giới di động, trong khi về máy tính xách tay, FPT Retail và Thế giới di động đều nắm 23% thị phần trong nước.
Hiền Anh
* Nguồn: Infonet