Việt Nam chính thức có thương hiệu gạo quốc gia


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chính thức công bố thương hiệu (logo) gạo Việt Nam vào hôm 18-12. Đây là sự kiện đánh dấu lần đầu tiên Việt Nam có thương hiệu gạo quốc gia, sau nhiều năm tham gia vào thị trường xuất khẩu thế giới.

Thông tin từ Ban tổ chức Festival lúa gạo Việt Nam lần 3 diễn ra tại tỉnh Long An, từ ngày 18 đến 24-12-2018 cho biết, lễ công bố logo thương hiệu gạo Việt Nam sẽ diễn ra vào tối nay, 18-12.

Theo ban tổ chức, một trong những mục tiêu quan trọng của sự kiện là nhằm hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa gạo Việt Nam tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, liên kết đầu tư, phát triển ổn định và khẳng định thương hiệu sản phẩm lúa gạo Việt Nam đáp ứng xu thế thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và hội nhập quốc tế.

Đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam công bố thương hiệu gạo quốc gia của riêng mình, kể từ khi tham gia vào hoạt động xuất khẩu gạo ra thế giới từ năm 1989 đến nay.

Tác giả sáng tác logo thương hiệu gạo Việt nhận giải thưởng.

Để có thương hiệu gạo Việt Nam, trước đó Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao chủ trì cuộc thi để tìm kiếm biểu trưng logo của thương hiệu gạo Việt Nam.

Trao đổi với phóng viên trước đó, ông Lê Thanh Tùng, Trưởng đại diện phía Nam của Cục Trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, thương hiệu gạo Việt Nam cũng đã làm thủ tục bảo hộ quốc tế.

Theo đó, để thực hiện bảo hộ, Việt Nam đã nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu quốc tế sang hệ thống Madrid – hệ thống này được xây dựng trên cơ sở Nghị định thư Madrid và Thỏa ước Madrid. Cả hai văn bản này đều thiết lập một quy trình hành chính cho phép việc đăng ký thương hiệu ở nhiều quốc gia chỉ thông qua việc sử dụng một đơn đăng ký thương hiệu duy nhất.

Ông Tùng cho biết thêm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã có những quy định về việc sử dụng thương hiệu gạo Việt Nam và các tổ chức, cá nhân muốn sử dụng phải đáp ứng được những tiêu chuẩn, quy định được đặt ra.

Ai được dùng thương hiệu gạo quốc gia?

Quyết định 1499/QĐ-BNN-CBTTNS 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận quốc gia gạo Việt Nam nêu rõ tổ chức, cá nhân được quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận khi đáp ứng các điều kiện: được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư có nội dung đăng ký hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh sản phẩm gạo.

Được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm về chế biến, bảo quản, kinh doanh gạo hoặc cơ sở đã được cấp một trong các giấy chứng nhận: thực hành sản xuất tốt (GMP), hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

Được tổ chức chứng nhận cấp giấy chứng nhận sản phẩm gạo phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam; hoàn thành nghĩa vụ thuế và thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường. Các sản phẩm gạo mang nhãn hiệu được chứng nhận gồm gạo trắng, gạo trắng thơm và gạo nếp trắng.

Về chất lượng sản phẩm, gạo mang nhãn hiệu gạo Việt Nam phải đảm các yêu cầu chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia. Theo đó, đối với gạo trắng phải đáp ứng tiêu chuẩn: TCVN 11888:2017; gạo thơm trắng là TCVN 11889:2017 và gạo nếp trắng là TCVN 8368:2010. Trường hợp khi có thay đổi về tiêu chuẩn, thì phải đáp ứng theo tiêu chuẩn mới nhất.

Quyết định 1499 của Bộ Nông nghiệp quy định tổ chức, cá nhân được quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận kèm nhãn hiệu riêng của tổ chức, cá nhân trên bao bì sản phẩm, phương tiện kinh doanh, quảng cáo và các giấy tờ giao dịch khác cho sản phẩm gạo đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
Được khai thác, sử dụng và hưởng các lợi ích kinh tế phát sinh từ nhãn hiệu chứng nhận. Được tham gia các chương trình quảng bá, phát triển nhãn hiệu chứng nhận quốc gia gạo Việt Nam trên các phương tiện truyền thông.

Tuy nhiên, tổ chức, cá nhân phải có nghĩa vụ: chỉ được sử dụng nhãn hiệu chứng nhận cho các loại sản phẩm gạo đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận; đảm bảo chất lượng sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận và duy trì, bảo vệ, phát triển giá trị tài sản trí tuệ đối với nhãn hiệu chứng nhận; thông báo đến đơn vị quản lý nhãn hiệu chứng nhận khi không còn nhu cầu sử dụng nhãn hiệu chứng nhận; nộp chi phí theo quy định cho hoạt động cấp và duy trì hiệu lực giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận…

* Nguồn: Thời báo kinh tế Sài Gòn

  • Brand-Nguyen The Hoan

    Related Posts

    Vietjet công bố báo cáo kiểm toán 6 tháng đầu năm 2024, lợi nhuận tăng trưởng mạnh

    Theo báo cáo, doanh thu vận tải hàng không của hãng nửa đầu năm 2024 đạt 33.862 tỉ đồng, tăng nhẹ so với báo cáo tự lập. Lợi nhuận trước…

    EVN “bác” thông tin Hà Nội 99% cắt điện trong tối nay

    Chiều ngày 7-9, đại Tổng Công ty điện lực Hà Nội (EVN Hanoi) và đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đều cho biết đây là thông tin…

    You Missed

    Vietjet công bố báo cáo kiểm toán 6 tháng đầu năm 2024, lợi nhuận tăng trưởng mạnh

    Vietjet công bố báo cáo kiểm toán 6 tháng đầu năm 2024, lợi nhuận tăng trưởng mạnh

    EVN “bác” thông tin Hà Nội 99% cắt điện trong tối nay

    EVN “bác” thông tin Hà Nội 99% cắt điện trong tối nay

    Sabeco muốn chi hơn 800 tỷ thâu tóm công ty gia công bia Sài Gòn lớn nhất chưa nắm quyền kiểm soát

    Sabeco muốn chi hơn 800 tỷ thâu tóm công ty gia công bia Sài Gòn lớn nhất chưa nắm quyền kiểm soát

    Khi TV thông minh hơn, chất lượng cuộc sống người dùng cũng thăng hạng

    Khi TV thông minh hơn, chất lượng cuộc sống người dùng cũng thăng hạng

    F88 có lãi trở lại, 250 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn vào cuối năm

    F88 có lãi trở lại, 250 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn vào cuối năm

    Định hình chuỗi giá trị đường dài cho thương mại điện tử chuyên nghiệp

    Định hình chuỗi giá trị đường dài cho thương mại điện tử chuyên nghiệp