Ông Phạm Nhật Vượng đề xuất nâng chuẩn nhà ở xã hội, hướng đến cả “người chưa giàu” chứ không chỉ người nghèo


Tại hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp lớn mới đây, Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng đã đưa ra đề xuất ở 3 nhóm vấn đề, trong đó có nhóm vấn đề an sinh, trọng tâm là nhà ở xã hội.

Ông Vượng đề xuất tăng tiêu chuẩn của nhà ở xã hội, không chỉ là nhà ở cho người nghèo mà là nhà ở cho người chưa giàu và cho công dân bình thường trong đất nước.

Vị tỷ phú nhìn nhận người dân hiện nay nghèo nhưng có thể sau họ lại có tiền mua ô tô, xe máy. Với tầm nhìn đó, nhà ở cũng phải có chỗ để xe, vui chơi cho trẻ con, tiện ích cho người già.

“Chúng ta nâng tiêu chuẩn nhà ở xã hội lên một chút thành nhà ở bình thường. Nếu được nữa thì cho phép đổi tên, không gọi là “Nhà ở xã hội” nữa mà là “Nhà ở Chính phủ” chẳng hạn, tức được Chính phủ hỗ trợ”.

“Đặc biệt, trong nhóm Nhà ở Chính phủ hoặc Nhà ở xã hội, dành riêng nhóm xây nhà cho nhà cán bộ viên chức, lực lượng vũ trang, công an quân đội. Tự nhiên vấn đề an sinh tốt hơn”, ông Vượng nói.

Ông Phạm Nhật Vượng đề xuất nâng chuẩn nhà ở xã hội, hướng đến cả “người chưa giàu” chứ không chỉ người nghèo- Ảnh 1.

Phối cảnh một dự án nhà ở xã hội của Vingroup tại Hải Phòng.

Bên cạnh đó, người đứng đầu Vingroup đề xuất Chính phủ có cơ chế chỉ định nhà đầu tư để rút ngắn thời gian hoàn thành các thủ tục, vì hạn chế lớn nhất hiện nay đối với nhà ở xã hội là liên quan nội dung về 10% lợi nhuận.

Ông Vượng cho biết nếu các doanh nghiệp bất động sản triển khai hoạt động này với lợi nhuận 10% thì không thể làm được, vì chỉ hàng tồn chừng 5% – 7%, cộng thêm bán chậm 1-2 năm là sẽ lỗ, trong khi nhà ở xã hội mang tính đóng góp, không phải là kinh doanh.

Đồng thời, đề xuất Chính phủ cho phép công tác chuẩn bị đồng thời các loại quy hoạch, quy hoạch chung, phân khu, quy hoạch chi tiết, nghiệm thu đề án được làm song song, sẽ rút ngắn được từ 6-9 tháng cho công tác này.

Ông Vượng cho biết hiện Vingroup đang rất nỗ lực trong đăng ký 500.000 căn nhà ở xã hội nhưng vẫn chưa đạt bao nhiêu vì thủ tục còn chậm.

Hai nhóm vấn đề khác ông Vượng đề xuất là nhóm vấn đề đào tạo – với đề xuất đào tạo và phổ cập tiếng Anh toàn dân, và nhóm vấn đề công nghiệp phụ trợ. Theo đó, ông Vượng đề xuất có cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ để họ có đủ điều kiện ban đầu tham gia chuỗi công nghiệp phụ trợ, để Việt Nam có được một nền công nghiệp phụ trợ mạnh tương tự Thái Lan.

  • Brand-Nguyen The Hoan

    Related Posts

    Khẳng định các dự án đang làm đều khả thi, “Bầu” Hiển đề xuất gì với Thủ tướng?

    Sáng 21/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp lớn về giải…

    Thị trường bao bì Việt Nam trị giá hơn 4 tỷ USD trước áp lực “xanh hoá” và nguy cơ mất đơn hàng vào tay đối thủ ngoại

    Ngành bao bì đang chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ trên toàn cầu, đặc biệt là ở các thị trường đang phát triển. Sự tăng trưởng này được thúc…

    You Missed

    Khẳng định các dự án đang làm đều khả thi, “Bầu” Hiển đề xuất gì với Thủ tướng?

    Khẳng định các dự án đang làm đều khả thi, “Bầu” Hiển đề xuất gì với Thủ tướng?

    Ông Phạm Nhật Vượng đề xuất nâng chuẩn nhà ở xã hội, hướng đến cả “người chưa giàu” chứ không chỉ người nghèo

    Ông Phạm Nhật Vượng đề xuất nâng chuẩn nhà ở xã hội, hướng đến cả “người chưa giàu” chứ không chỉ người nghèo

    Top 5 chương trình thực tế dẫn đầu tương tác MXH tuần 9.9 – 15.9

    Top 5 chương trình thực tế dẫn đầu tương tác MXH tuần 9.9 – 15.9

    Thị trường bao bì Việt Nam trị giá hơn 4 tỷ USD trước áp lực “xanh hoá” và nguy cơ mất đơn hàng vào tay đối thủ ngoại

    Thị trường bao bì Việt Nam trị giá hơn 4 tỷ USD trước áp lực “xanh hoá” và nguy cơ mất đơn hàng vào tay đối thủ ngoại

    [HOT TOPICS] mạng xã hội tuần 9.9 – 15.9

    [HOT TOPICS] mạng xã hội tuần 9.9 – 15.9

    THACO đã bán 13 triệu USD linh kiện ô tô cho các nhà sản xuất, lắp ráp trong nước

    THACO đã bán 13 triệu USD linh kiện ô tô cho các nhà sản xuất, lắp ráp trong nước