Làm từ thiện xin đừng tính toán


Bài viết của ThS Bùi Việt Hà, giảng viên giảng dạy môn Quảng cáo, Khoa Báo chí và Truyền thông, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội chia sẻ về cách làm của mì Gấu đỏ.

Tôi thích quảng cáo này

Cảm
xúc đầu tiên của tôi khi xem đoạn TVC (Television Commercial – tạm dịch
là Quảng cáo truyền hình-PV) quảng cáo mì Gấu đỏ là sự xúc động. Đến
bây giờ, dù đã xem đi xem lại nhiều lần, dù có biết bao người chê bai,
phản đối, nhưng tôi vẫn khẳng định là tôi rất trân trọng cảm xúc trung
thực của mình đối với TVC này, mặc dù tôi rất hiểu, nó đơn giản chỉ là
một phim quảng cáo.

Nhân thể đang có nhiều ý kiến đa chiều về vấn đề này, tôi xin kể ra đây câu chuyện cách đây vài ngày ở lớp của tôi.

Trong
buổi thảo luận cuối cùng của môn học, tôi đã đem TVC này cho sinh viên
thảo luận. Ý kiến khá phong phú, bên khen bên chê đều đưa ra những luận
điểm cực mạnh. Tôi tôn trọng tất cả những lập luận cá nhân và cả những
cảm xúc rất riêng của từng bạn sinh viên khi các bạn dám thể hiện chính
kiến của mình trước một vấn đề nho nhỏ như thế này. Nhưng điều tôi muốn
biết nhất là các bạn sẽ suy nghĩ và phản ứng như thế nào nếu bạn ấy là:
1/ người tiêu dùng, 2/ “người nhà” của mì Gấu đỏ.

Kết
quả, tôi tương đối ngạc nhiên khi cùng là 1 con người, nếu ở vai người
tiêu dùng, trong trường hợp này, bạn ấy kiên quyết sẽ tẩy chay mì Gấu đỏ
bởi cảm giác bị lừa dối. Tôi thấy điều ấy rất dễ hiểu và hoàn toàn cảm
thông.

Nhưng
chỉ trong 3 giây thôi, đổi vai, nếu bạn ấy được giao làm trưởng phòng
truyền thông hoặc marketing cho mì Gấu đỏ, thì cũng vẫn là bạn ấy đưa ra
ngay những chiến dịch marketing tuyệt vời làm yên lòng khách hàng: rất
bài bản và đầy kỹ thuật.

Tôi cũng đồng ý là nếu phải chấm điểm, tôi sẽ cho bạn ấy 9,5 bởi những kế hoạch đó nghe cực kỳ chuyên nghiệp.

Tuy
nhiên, trong cả 2 tình huống trên, tôi vẫn thấy đó chỉ là hành động của
một máy tính được lập trình rất hoàn hảo. Tại sao vẫn là mình – là một
con người, nhưng khi được sắp xếp ở những vị trí khác nhau thì lại biến
hóa thành những kiểu người khác nhau, thậm chí là trái ngược nhau, đến
mức khó nhận ra đó là mình – là một con người nữa?


nhìn nhận vấn đề như thế nào bằng những vị trí khác nhau: vừa là khán
giả/người tiêu dùng, vừa là người làm trong lĩnh vực truyền thông/quảng
cáo, vừa là một giảng viên/người làm giáo dục) thì tôi vẫn khẳng định
lại là tôi thích quảng cáo này, một cách kiên định.

Một
sản phẩm truyền thông, phát đi hàng ngày hàng giờ trên báo đài, trên
đường phố khiến người ta phải dừng lại mấy giây để suy ngẫm về cuộc sống
thì quý hơn biết bao lần so với một tấm panô chẳng gây ấn tượng gì, hay
một cái loa chỉ biết gào lên tôi tốt lắm, tôi bổ dưỡng lắm, hãy mua tôi
ngay đi.

Thế
thì khi xem xong TVC “Gấu đỏ – Gắn kết yêu thương”, tôi nghĩ là ta nên
mừng quá vì ở đất nước này vẫn còn có những quảng cáo làm cho người ta
cảm động, làm cho người ta suy nghĩ về việc thiện, về lòng nhân ái.

Nếu cảm thấy bị tổn thương, bạn có thể từ chối tiêu thụ mì Gấu đỏ

Nếu
bạn cảm thấy bị tổn thương sau khi có người chỉ lối cho bạn rằng bạn
đang bị mì Gấu đỏ lừa dối, bạn có quyền phản ứng theo một cách đàng
hoàng nhất là từ chối tiêu thụ.

Ta
cũng thử làm phép tính thế này: Bạn bớt mua đi 1 gói mì thôi là nhà sản
xuất bớt thu được 3500đ. Trong 3 năm không thèm ăn mì, bạn tiết kiệm
được khoảng 3,8 triệu. Bạn và cộng đồng bị lừa dối bởi mì Gấu đỏ (tạm
gọi cái tên đó cho dễ hiểu) mà cùng hợp sức để tẩy chay mì thì đấy mới
là tổn thất lớn nhất cho nhà sản xuất. Và tất nhiên, nếu không bán được
mì thì 1đ để họ đi làm từ thiện cũng không có.

Còn
nếu bạn thấy không vấn đề gì, mì này ăn vẫn ngon, bạn không quan tâm
đến việc nhà sản xuất làm gì với lợi nhuận mà họ thu được thì bạn cứ… ăn
mì thôi. Nhưng ít ra, trong 1 năm, cứ cho là 10.000 sinh viên trường
tôi cùng ăn mì không ngừng nghỉ thì chỉ riêng nhóm người đó thôi đã
quyên được 36,5 triệu để làm việc thiện rồi. Thế có hơn không so với
việc họ vẫn ăn mì mỗi sáng nhưng chẳng giúp được ai?

Nói
thế, có thể bạn lại cho rằng tôi đang cực tả hay cực hữu. Nhưng không
phải vậy. Tôi muốn nhấn mạnh đến điều quan trọng hơn: cái gì giúp chúng
ta luôn luôn đi thẳng, dù phải ở bất kỳ vai nào trong cuộc sống phức tạp
này? Và tại sao trong cuộc sống phức tạp này, chúng ta lại càng nên đi
thẳng?

Nếu
bạn thực lòng muốn làm từ thiện, muốn góp 10 đồng cho những số phận
không may mắn, bạn có phương án đơn giản hơn nhiều: bạn không phải ấm ức
ăn mì của một – kẻ – khác trong 3 năm trời để quyên được số tiền nêu
trên. Đơn giản hơn, bạn rút ví ra, với cái tâm hoan hỷ nhất của một
người mong muốn hành thiện, bạn sẽ tặng ngay được 10.000đ trong vòng 1
giây mà không hề vướng thêm chút phiền não nào.

* Nguồn: Nguoiduatin.vn

Brand-Nguyen The Hoan

Related Posts

Siêu Dự án Lô B

Theo Petrotimes, ông Lê Ngọc Sơn, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã gặp gỡ và làm việc với ông Harada Hidenori, Chủ tịch kiêm Tổng…

Bị nhân viên biểu tình do chậm lương, nợ BHXH nhiều tháng liên tiếp, Ninja Van tạm dừng công ty con tại Việt Nam?

Thông tin từ Tờ The Strait Times của Singapore, Ninja Van – một công ty công nghệ chuyên về logistics – đang tạm ngừng hoạt động của công ty con…

You Missed

Siêu Dự án Lô B

Siêu Dự án Lô B

Shopee bắt tay với YouTube làm thương mại điện tử

Shopee bắt tay với YouTube làm thương mại điện tử

Bị nhân viên biểu tình do chậm lương, nợ BHXH nhiều tháng liên tiếp, Ninja Van tạm dừng công ty con tại Việt Nam?

Bị nhân viên biểu tình do chậm lương, nợ BHXH nhiều tháng liên tiếp, Ninja Van tạm dừng công ty con tại Việt Nam?

Ninja Van tạm dừng công ty con tại Việt Nam do chậm lương, nợ BHXH

Ninja Van tạm dừng công ty con tại Việt Nam do chậm lương, nợ BHXH

PNJ được vinh danh tại giải thưởng Phát triển bền vững quốc tế JWA 2024

PNJ được vinh danh tại giải thưởng Phát triển bền vững quốc tế JWA 2024

Đề nghị phạt 12 – 13 năm tù đối với “đại gia” điện gió Tô Công Lý

Đề nghị phạt 12 – 13 năm tù đối với “đại gia” điện gió Tô Công Lý