Không cần làm vẫn được trả lương



Để duy trì hình ảnh và niềm tin của mọi người vào công ty, Tim Cook sẵn sàng trả lương cho nhân tài để họ ở lại với Apple mà không cần làm việc.

Theo Phonearena, Mark Gurman – người thường xuyên chia sẻ thông tin nội bộ về Apple trên Bloomberg, đã tiết lộ một số sự thật thú vị về văn hóa tại công ty này. Từ việc Apple sẵn sàng từ bỏ một nguồn doanh thu tiềm năng để giữ vững hình ảnh cao cấp, cho đến việc chi hàng tỷ đô la vào những thứ có thể không cải thiện sản phẩm. Tuy nhiên, thông tin mới nhất lại mang một màu sắc khác: CEO Tim Cook giữ lại các nhân viên kỳ cựu trong bảng lương để duy trì niềm tin của mọi người vào công ty.

 Tim Cook – CEO Apple. (Ảnh:Phonearena).

Cùng quay về thời điểm Steve Jobs qua đời, chỉ 6 tuần sau khi Tim Cook tiếp quản vị trí CEO. Hóa ra, việc giữ chân các cựu binh Apple không phải là điều mới mẻ.

Không lâu sau khi Jobs mất, Bob Mansfield, một nhân vật chủ chốt trong bộ phận kỹ thuật phần cứng, muốn rời khỏi Apple. Lo ngại sự ra đi này có thể gây hoang mang cho các cổ đông, Tim Cook đã thuyết phục Mansfield ở lại thêm một thời gian, có thể với một khoản tiền hậu hĩnh. Mặc dù Mansfield ở lại, nhưng theo Gurman, ông gần như không làm việc cho đến khi tham gia dự án xe hơi của Apple.

Vào khoảng năm 2015, Cook lại phải dùng đến chiến thuật tương tự để giữ chân Jony Ive, nhà thiết kế tài ba của Apple. Ive muốn ra đi, nhưng thay vì chấp thuận, Tim Cook lại trả lương cho ông để ông chỉ cần làm việc một hoặc hai ngày mỗi tuần. Cuối cùng, Ive cũng rời đi vào năm 2019 để thành lập công ty riêng, nhưng trước đó, Apple đã dành nhiều năm để thuyết phục công chúng rằng Ive vẫn đóng vai trò quan trọng trong công ty.

Theo Gurman, chiến thuật này cũng được áp dụng với Phil Schiller. Apple đã tạo ra danh hiệu “Apple Fellow” để giữ Schiller ở lại, và ông vẫn đang giữ vị trí này đồng thời lãnh đạo App Store.

Điều đáng chú ý là công ty vẫn tiếp tục sử dụng phương pháp này, gần 13 năm sau khi Jobs qua đời. Chẳng hạn, gần đây nhất là Giám đốc Tài chính Apple, Luca Maestri, cho biết sẽ từ chức vào năm 2025. Mặc dù không còn là CFO, Maestri vẫn sẽ ở lại để tư vấn cho Tim Cook và đảm nhận các nhiệm vụ khác.

Apple không hề thiếu tiền, nhưng đồng thời, đây cũng là một trong những công ty lớn nhất và được yêu thích nhất trên thế giới. Liệu việc giữ lại các nhân viên cấp cao trong bảng lương mà họ gần như không làm việc có thực sự hữu ích hay không?

Cá nhân Mark Gurman không tin rằng một tập đoàn khổng lồ như vậy sẽ mất đi sự quan tâm của công chúng chỉ vì một người mà họ thậm chí còn không biết đến rời đi.



  • Brand-Nguyen The Hoan

    Related Posts

    Intel hoãn kế hoạch xây dựng 2 nhà máy chip khổng lồ tại châu Âu

    Trụ sở Tập đoàn Intel ở California, Mỹ. Ảnh: Getty Images/TTXVN Thông báo trên sẽ là một cú sốc lớn đối với Chính phủ Đức và Ba Lan, những quốc…

    Intel ‘đánh mất hợp đồng chip 30 tỷ USD vào tay AMD’

    Intel được cho là mất hợp đồng thiết kế và sản xuất chip PlayStation 6 vào tay AMD năm 2022, bỏ lỡ nguồn doanh thu ước tính 30 tỷ…

    You Missed

    Doanh thu 8 tháng đầu năm PNJ tăng trưởng hơn 27% so với cùng kỳ

    Doanh thu 8 tháng đầu năm PNJ tăng trưởng hơn 27% so với cùng kỳ

    Bắt tạm giam Giám đốc Lê Văn Xá

    Bắt tạm giam Giám đốc Lê Văn Xá

    Hơn một thập kỷ bay vì giấc mơ của triệu người dân Việt Nam và khu vực

    Hơn một thập kỷ bay vì giấc mơ của triệu người dân Việt Nam và khu vực

    Samsung và Keppel ứng dụng công nghệ thông minh trong bất động sản tại Việt Nam

    Samsung và Keppel ứng dụng công nghệ thông minh trong bất động sản tại Việt Nam

    4 bước BFC LMS giúp doanh nghiệp hóa giải những khó khăn khi chuyển mô hình đào tạo từ offline lên online

    4 bước BFC LMS giúp doanh nghiệp hóa giải những khó khăn khi chuyển mô hình đào tạo từ offline lên online

    Intel hoãn kế hoạch xây dựng 2 nhà máy chip khổng lồ tại châu Âu

    Intel hoãn kế hoạch xây dựng 2 nhà máy chip khổng lồ tại châu Âu