Không cần làm vẫn được trả lương



Để duy trì hình ảnh và niềm tin của mọi người vào công ty, Tim Cook sẵn sàng trả lương cho nhân tài để họ ở lại với Apple mà không cần làm việc.

Theo Phonearena, Mark Gurman – người thường xuyên chia sẻ thông tin nội bộ về Apple trên Bloomberg, đã tiết lộ một số sự thật thú vị về văn hóa tại công ty này. Từ việc Apple sẵn sàng từ bỏ một nguồn doanh thu tiềm năng để giữ vững hình ảnh cao cấp, cho đến việc chi hàng tỷ đô la vào những thứ có thể không cải thiện sản phẩm. Tuy nhiên, thông tin mới nhất lại mang một màu sắc khác: CEO Tim Cook giữ lại các nhân viên kỳ cựu trong bảng lương để duy trì niềm tin của mọi người vào công ty.

 Tim Cook – CEO Apple. (Ảnh:Phonearena).

Cùng quay về thời điểm Steve Jobs qua đời, chỉ 6 tuần sau khi Tim Cook tiếp quản vị trí CEO. Hóa ra, việc giữ chân các cựu binh Apple không phải là điều mới mẻ.

Không lâu sau khi Jobs mất, Bob Mansfield, một nhân vật chủ chốt trong bộ phận kỹ thuật phần cứng, muốn rời khỏi Apple. Lo ngại sự ra đi này có thể gây hoang mang cho các cổ đông, Tim Cook đã thuyết phục Mansfield ở lại thêm một thời gian, có thể với một khoản tiền hậu hĩnh. Mặc dù Mansfield ở lại, nhưng theo Gurman, ông gần như không làm việc cho đến khi tham gia dự án xe hơi của Apple.

Vào khoảng năm 2015, Cook lại phải dùng đến chiến thuật tương tự để giữ chân Jony Ive, nhà thiết kế tài ba của Apple. Ive muốn ra đi, nhưng thay vì chấp thuận, Tim Cook lại trả lương cho ông để ông chỉ cần làm việc một hoặc hai ngày mỗi tuần. Cuối cùng, Ive cũng rời đi vào năm 2019 để thành lập công ty riêng, nhưng trước đó, Apple đã dành nhiều năm để thuyết phục công chúng rằng Ive vẫn đóng vai trò quan trọng trong công ty.

Theo Gurman, chiến thuật này cũng được áp dụng với Phil Schiller. Apple đã tạo ra danh hiệu “Apple Fellow” để giữ Schiller ở lại, và ông vẫn đang giữ vị trí này đồng thời lãnh đạo App Store.

Điều đáng chú ý là công ty vẫn tiếp tục sử dụng phương pháp này, gần 13 năm sau khi Jobs qua đời. Chẳng hạn, gần đây nhất là Giám đốc Tài chính Apple, Luca Maestri, cho biết sẽ từ chức vào năm 2025. Mặc dù không còn là CFO, Maestri vẫn sẽ ở lại để tư vấn cho Tim Cook và đảm nhận các nhiệm vụ khác.

Apple không hề thiếu tiền, nhưng đồng thời, đây cũng là một trong những công ty lớn nhất và được yêu thích nhất trên thế giới. Liệu việc giữ lại các nhân viên cấp cao trong bảng lương mà họ gần như không làm việc có thực sự hữu ích hay không?

Cá nhân Mark Gurman không tin rằng một tập đoàn khổng lồ như vậy sẽ mất đi sự quan tâm của công chúng chỉ vì một người mà họ thậm chí còn không biết đến rời đi.



  • Brand-Nguyen The Hoan

    Related Posts

    Apple tăng giá sửa chữa iPhone

    Mức giá thay pin iPhone 16 Pro tăng khoảng 20% so với thế hệ iPhone trước đó. Theo MacRumors, tại Mỹ, Apple Store hiện thay pin cho iPhone 16…

    Flappy Bird ‘hồi sinh’, Nguyễn Hà Đông đóng vai trò gì?

    Nhà phát triển Nguyễn Hà Đông tuyên bố không liên quan tới sự hồi sinh của tựa game Flappy Bird. Theo The Verge, Flappy Bird Foundation – một nhóm…

    You Missed

    Saigon Co.op triển khai chương trình hàng hóa không lợi nhuận

    Saigon Co.op triển khai chương trình hàng hóa không lợi nhuận

    VNVC chú trọng tiêm chủng an toàn trong “chiến dịch sởi”

    VNVC chú trọng tiêm chủng an toàn trong “chiến dịch sởi”

    CEO Golden Gate muốn mở chuỗi phở trên nước Mỹ

    CEO Golden Gate muốn mở chuỗi phở trên nước Mỹ

    Apple tăng giá sửa chữa iPhone

    Apple tăng giá sửa chữa iPhone

    Cha đẻ tựa game Flappy Bird, hiện tượng từng gây sốt toàn cầu 10 năm trước, là lịch sử của ngành game Việt

    Cha đẻ tựa game Flappy Bird, hiện tượng từng gây sốt toàn cầu 10 năm trước, là lịch sử của ngành game Việt

    Flappy Bird ‘hồi sinh’, Nguyễn Hà Đông đóng vai trò gì?

    Flappy Bird ‘hồi sinh’, Nguyễn Hà Đông đóng vai trò gì?