Gojek dừng hoạt động tại Việt Nam



Ứng dụng gọi xe Gojek sẽ rút khỏi thị trường Việt Nam từ giữa tháng 9.

Gojek, nền tảng gọi xe và giao đồ ăn đến từ Indonesia, vừa chính thức thông báo sẽ rút lui khỏi thị trường Việt Nam từ ngày 16/9, theo tờ Bloomberg.

Theo đại diện Gojek, đây là một bước đi chiến lược nhằm củng cố hoạt động kinh doanh, phù hợp với chiến lược tăng trưởng dài hạn của công ty mẹ, Tập đoàn GoTo. Quyết định này cho phép Gojek tập trung nguồn lực vào những hoạt động có thể mang lại hiệu quả bền vững, phù hợp với cam kết của GoTo trong việc đạt được tăng trưởng kinh doanh bền vững lâu dài.

Gojek gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn bộ nhân viên, người dùng, đối tác tài xế, đối tác nhà hàng, những người đã đồng hành cùng Gojek tại Việt Nam. Công ty cam kết sẽ hỗ trợ các bên liên quan trong suốt quá trình chuyển đổi, đồng thời tuân thủ các quy định và pháp luật hiện hành.

Chúng tôi đã liên hệ phía Gojek Việt Nam nhưng chưa nhận được phản hồi.

 Hình ảnh tài xế Gojek trên đường phố TP HCM. (Ảnh: Thành Vũ).

Quyết định rút khỏi thị trường Việt Nam của Gojek phản ánh xu hướng chung của ngành công nghiệp, khi các công ty đánh giá lại sự hiện diện trên các thị trường để tối ưu hóa tăng trưởng. Gojek lần đầu ra mắt tại Việt Nam vào tháng 8/2018 với tên gọi GoViet, cung cấp dịch vụ GoBike (gọi xe máy) và GoSend (giao nhận). Chỉ sau hai tháng, hãng mở rộng thêm dịch vụ gọi đồ ăn trực tuyến GoFood.

Đến tháng 8/2020, thương hiệu GoViet chính thức bị thay thế bởi Gojek Việt Nam, với màu sắc nhận diện, trang phục tài xế chuyển từ đỏ sang xanh lá cây, đen và trắng, tương tự như công ty mẹ.

Theo báo cáo “Mức độ phổ biến của ứng dụng gọi xe máy năm 2024” từ Q&Me, Grab vẫn là hãng xe được người Việt sử dụng nhiều nhất, nhưng thị phần đã bị cạnh tranh mạnh mẽ bởi hai hãng nội địa là Be và Xanh SM, trong khi Gojek bị đẩy xuống vị trí thứ 4.

Báo cáo cũng chỉ ra rằng, 42% người Việt lựa chọn Grab khi sử dụng dịch vụ di chuyển bằng xe máy, Be và Xanh SM lần lượt chiếm 32% và 19%, trong khi chỉ có 7% người dùng thường xuyên sử dụng Gojek. Cách đây vài năm, Gojek từng chiếm vị trí cao hơn, nhưng đã bị đẩy lùi trong bối cảnh thị trường có thêm sự cạnh tranh.

Trong bối cảnh đó, Grab vẫn giữ vững vị trí thống trị thị trường gọi xe công nghệ tại Việt Nam, mặc dù khoảng cách với các đối thủ như Be và Xanh SM đang dần thu hẹp.

Khách hàng trên 30 tuổi chủ yếu chọn Grab, trong khi Be được ưa chuộng hơn bởi nhóm người dùng trẻ, đặc biệt là Gen Z.

Theo Mordor Intelligence, thị trường gọi xe công nghệ tại Việt Nam năm 2023 đạt quy mô 727,73 triệu USD, trong đó Grab chiếm 58,68% thị phần, gấp 6,4 lần so với Be. Tuy nhiên, Be có tỷ lệ giữ chân khách hàng cao nhất trong các hãng gọi xe công nghệ.

Nhìn chung, người dùng Việt Nam hài lòng với dịch vụ của các hãng xe công nghệ và không có ý định thay đổi tần suất sử dụng. Các yếu tố như tính sẵn có, giá cả cạnh tranh, và các chương trình khuyến mãi hấp dẫn là những lý do chính để người dùng lựa chọn ứng dụng gọi xe.



  • Brand-Nguyen The Hoan

    Related Posts

    Apple tăng giá sửa chữa iPhone

    Mức giá thay pin iPhone 16 Pro tăng khoảng 20% so với thế hệ iPhone trước đó. Theo MacRumors, tại Mỹ, Apple Store hiện thay pin cho iPhone 16…

    Flappy Bird ‘hồi sinh’, Nguyễn Hà Đông đóng vai trò gì?

    Nhà phát triển Nguyễn Hà Đông tuyên bố không liên quan tới sự hồi sinh của tựa game Flappy Bird. Theo The Verge, Flappy Bird Foundation – một nhóm…

    You Missed

    Saigon Co.op triển khai chương trình hàng hóa không lợi nhuận

    Saigon Co.op triển khai chương trình hàng hóa không lợi nhuận

    VNVC chú trọng tiêm chủng an toàn trong “chiến dịch sởi”

    VNVC chú trọng tiêm chủng an toàn trong “chiến dịch sởi”

    CEO Golden Gate muốn mở chuỗi phở trên nước Mỹ

    CEO Golden Gate muốn mở chuỗi phở trên nước Mỹ

    Apple tăng giá sửa chữa iPhone

    Apple tăng giá sửa chữa iPhone

    Cha đẻ tựa game Flappy Bird, hiện tượng từng gây sốt toàn cầu 10 năm trước, là lịch sử của ngành game Việt

    Cha đẻ tựa game Flappy Bird, hiện tượng từng gây sốt toàn cầu 10 năm trước, là lịch sử của ngành game Việt

    Flappy Bird ‘hồi sinh’, Nguyễn Hà Đông đóng vai trò gì?

    Flappy Bird ‘hồi sinh’, Nguyễn Hà Đông đóng vai trò gì?